Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì? Các Vấn Đề Khác Về Bệnh

0
1206

Thoát vị đĩa đệm là gì? câu hỏi không chỉ người già mà ngay cả người trẻ tuổi bây giờ cũng đang quan tâm và thắc mắc rất nhiều. Cùng đến với bài viết sau để tìm hiểu sâu hơn các vấn đề xoay quanh bệnh thoát vị đĩa đệm nhé.

Trước đây, phần lớn bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đều do quá trình lão hóa ở người già gây ra. Nhưng hiện nay, tỉ lệ người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này ngày càng nhiều hơn. Người bị thoát vị đĩa đệm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, sinh hoạt hằng ngày, nếu không cẩn thận có thể bị biến chứng dẫn đến tàn phế suốt đời. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Các bệnh lý, cách điều trị, biến chứng và cách phòng ngừa như thế nào?

thoát vị đĩa đệm
Ai cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Cột sống con người giữ vai trò vô cùng quan trọng, nó giống như một giá đỡ vững chắc để nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Với cấu tạo theo hình chữ S, nhờ đó cột sống giảm tải được các áp lực lên thân mình, đồng thời thời phân tán lực lên 2 chân trong tư thế đứng thẳng.

Đĩa đệm là phần nằm giữa hai đốt sống gần nhau, giảm bớt những ma sát khi hoạt động giống như một tấm đệm lót, giúp bảo vệ cột sống tốt hơn. Đĩa đệm với cấu tạo hình tròn, dẹt và gồm 2 lớp cơ bản: được bọc bên ngoài dày và chắc là lớp vỏ bao xơ, phần nhân nhầy được bao bọc phía bên trong.

Còn thoát vị đĩa đệm là gì? Là tình trạng mà bao xơ phía bên ngoài bị thủng, rách, từ đó tạo ra khe hở làm cho nhân nhầy chảy ra bên ngoài rất nhanh hình thành một áp lực lớn, khối thoát vị đĩa đệm xuất hiện chui ra ngoài đốt sống, chèn ép lên rễ thần kinh và màng tủy gây nên các cơn đau. Bất kỳ đoạn đốt sống nào cũng có thể bị thoát vị, nhưng thường xảy ra nhất là cổ và thắt lưng. Do đây là vị trí phải chịu nhiều áp lực từ chính công việc hay thói quen sinh hoạt hằng ngày của bạn tạo nên.

thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là gì?

2. 4 giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

  • Giai đoạn 1: Vòng bao xơ chưa rách nhưng đĩa đệm đã bắt biến dạng. Tình trạng có thể xuất hiện là tê tay, chân nhưng lại chỉ đôi khi mới bị, không đi kèm với đau nhức nên hầu như không ai để ý tới vấn đề này.
  • Giai đoạn 2: Vòng bao xơ xuất hiện vết rách, nhân nhầy cũng từ đó mà thoát ra bên ngoài làm cho vòng bao sơ bắt đầu yếu dần, đĩa đệm cũng dần dần phình to hơn, cơn đau lúc này vẫn còn yếu chưa quá rõ ràng.
  • Giai đoạn 3: Vòng bao xơ rách hoàn toàn, nhân nhầy thoát hết ra ngoài và chèn ép lên rễ thần kinh. Phần lớn người bệnh khi đến giai đoạn này, chịu đựng các cơn đau kéo dài mới phát hiện và bắt đầu điều trị.
  • Giai đoạn 4: Đây được xem là giai đoạn nguy hiểm nhất đối với người bệnh. Do sự chèn ép rễ thần kinh trong khoảng thời gian dài, tạo nên những cơn đau nhức dữ dội, dai dẳng gây biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. 
thoát vị đĩa đệm
Các đốt sống sẽ như thế nào khi bị thoát vị đĩa đệm.

2. Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm là gì?

2.1. Nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm

  • Tư thế: trong quá trình làm việc, đặc biệt là những công việc đòi hỏi phải mang vác nặng. Chỉ cần thao tác sai một chút sẽ ảnh hưởng đến cột sống và đĩa đệm rất nhiều. Không chỉ những người làm việc nặng mà ngay cả những người làm văn phòng ngồi lâu, ít vận động cũng tạo nên áp lực lên cột sống, nên cũng rất dễ dẫn tới hiện tượng thoát vị.
  • Chấn thương: các trường hợp chịu lực tác động mạnh như trượt té trong cuộc sống hằng ngày, chơi thể thao, tai nạn lao động, tai nạn giao thông,… sẽ làm thay đổi cấu trúc cũng như vị trí đĩa đệm đáng kể.
  • Thoái hóa do tuổi tác: tuổi càng cao sự thoái hóa sẽ dần xuất hiện, vòng sụn bên ngoài sẽ dần bị bào mòn nhanh hơn, bên trong nhân nhầy lúc này lượng nước cũng như tính đàn hồi giảm đi, dẫn đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm sẽ cao hơn hẳn người trẻ. 
thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm là gì?

2.2. Nguyên nhân bên ngoài

  • Cân nặng: Thừa cân, béo phì cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Do áp lực của cơ thể lên cột sống lúc này lớn mà còn kéo dài, nên người béo phì có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn nhiều so với người bình thường.
  • Các bệnh lý nền về cột sống: gù lưng, gai hoặc thoái hóa cột sống là những yếu tố gây ảnh hưởng và tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.
  • Giày cao gót: tưởng chừng chỉ mang tính thẩm mỹ và không gây hại gì cho phái đẹp nhưng đây lại là nguyên nhân dẫn đến lồi đĩa đệm, thoát vị, biến dạng dây chằng và cơ bắp chân.
thoát vị đĩa đệm
Giày cao gót tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm

3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm là gì?

  • Đau nhức chân, tay: xuất hiện những cơn đau đột ngột ở vùng thắt lưng, cổ, vai gáy, chân, tay sau đó lan ra những vùng lân cận khác. Tình trạng các cơn đau có thể kéo dài một vài ngày, một tuần hoặc nhiều hơn. Tùy vào mức độ mà cơn đau thay đổi theo, hoặc đôi khi đau nhiều hơn khi hoạt động mạnh nhưng giảm bớt dần khi dừng lại nghỉ.
  • Tê bì chân tay: nhân nhầy ở đĩa đệm thoát ra chèn ép lên rễ thần kinh tạo nên sự tê bì ở vùng cổ, thắt lưng sau đó dần dần lan rộng xuống các vùng bên dưới như mông, đùi, gót chân. Lúc này cảm giác của người bệnh thường bị rối loạn như đang có kiến bò trong người rất khó chịu.
  • Cơ yếu dần, bại liệt: tình trạng khi bệnh đã chuyển biến nặng, được phát hiện sau một thời gian dài ủ bệnh. Người bệnh đi lại dần trở nên khó khăn hơn, cơ chân teo lại, các chi mất cảm giác phải ngồi xe lăn.
thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm là gì?

4. Khi nào cần đi bác sĩ?

Có những người bị thoát vị đĩa đệm nhưng lại không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Để biết trước và phòng tránh bạn nên đến khám và tham khảo ý kiến bác sĩ khi gặp những trường hợp sau: 

  • Người ngày càng yếu đi, trong khi đó là những việc thường làm hàng ngày, đau và tê bì.
  • Không tiểu tiện được như bình thường xuất hiện tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu.
  • Mất cảm giác cục bộ trên cơ thể ở các vùng bắp đùi trong, sau chân, quanh hậu môn.

Nếu không được điều trị sớm bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm sẽ gặp phải những biến chứng nặng nề:

  • Nguy cơ liệt nửa người hoặc liệt toàn bộ cơ thể khi nhân nhầy vào bên trong ống sống, chèn ép tạo áp lực lớn lên rễ thần kinh, làm khoang sống thu hẹp lại.
  • Ở vùng thắt lưng rễ thần kinh bị chèn ép sẽ dẫn đến mất kiểm soát khi đi đại tiện.
  • Thời gian dài không vận động sẽ làm cho các cơ bị suy yếu dần và teo lại nhanh chóng, chân và tay bé lại làm cho khả năng đi lại không còn linh hoạt như trước.
  • Cơ vòng bị rối loạn do rễ thần kinh bị tổn thương hệ lụy đầu tiên đó là bí tiểu, sau đó đái dầm hoặc chảy rỉ không kiểm soát được mà hoàn toàn thụ động.
thoát vị đĩa đệm
Biến chứng thoát vị đĩa đệm là gì?

5. Các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm là gì?

Để điều trị thoát vị đĩa đệm bảo tồn nên tránh những tư thế có thể ảnh hưởng hoặc gây đau cho bản thân, đồng thời tuân thủ đúng kế hoạch tập luyện, dùng thuốc hợp lý nhằm mang lại hiệu quả nhất định trong quá trình điều trị. Có thể kết hợp các loại thuốc như giảm đau, giãn cơ. Khi áp dụng cách điều trị trên trong một vài tuần mà không giảm các triệu chứng, bạn hãy đến gặp bác sĩ để tham khảo về vấn đề vật lý trị liệu.

5.1 Phương pháp trị liệu vật lý thụ động

Trị liệu thần kinh cột sống có thể xem là một trong những phương pháp tối ưu, thông qua một cuộc khảo sát thì hầu hết người bệnh đều cảm nhận được hiệu quả rõ rệt, chế độ sinh hoạt cũng cải thiện hơn. Để thực hiện, các bác sĩ có chuyên môn sẽ dùng lực tay vừa phải nắn chỉnh sự sai lệch của đĩa đệm, nhờ đó mà giảm áp lực chèn ép rễ thần kinh. Nhờ vậy, mà cơ thể dần trở lại trạng thái ban đầu, thậm chí bệnh ở các cơ quan khách cũng dần thay đổi theo hướng tích cực mà không cần dùng đến thuốc.

Áp dụng vật lý trị liệu và phục hồi chức năng nhờ vào sự hỗ trợ từ công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại: máy kéo giãn làm giảm áp lực cột sống, máy vận động trị liệu tích cực, máy chiếu laser, sóng xung kích cải thiện quá trình phục hồi và làm lành các vùng mô bị tổn thương ở mức tốt nhất.

thoát vị đĩa đệm
Biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm là gì?

Với các bệnh nhân có triệu chứng như yếu cơ, đi lại khó khăn, mất kiểm soát cơ vòng cần phải được thăm khám và phẫu thuật kịp thời. Những bệnh nhân như vậy chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ.

5.2. Phương pháp trị liệu vật lý chủ động

Một số liệu trình có thể được sử dụng để thay thế cho việc dùng thuốc, nhằm giảm triệu chứng đau lưng  như: châm cứu, yoga, mát – xa, phương pháp kéo giãn, nắn xương khớp.

Bên cạnh việc điều trị cũng phải kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh:

  • Hạn chế và tránh các hoạt động mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, vận động bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng theo sự hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế.
  • Đi khám ngay khi các triệu chứng trở nặng hoặc trong thời gian dài không tiến triển khả quan.
  • Không nên nằm quá nhiều, kết hợp nghỉ ngơi và vận động nhẹ như đi lại hay làm các công việc nhẹ nhàng trong nhà. Nằm quá nhiều sẽ dẫn đến yếu cơ và làm cứng khớp cột sống.
thoát vị đĩa đệm
Người điều trị thoát vị đĩa đệm chế độ sinh hoạt phải lành mạnh.

6. Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm là gì?

  • Tập luyện thể dục thường xuyên, đều đặn với các bài tập như: yoga, đi bộ, đạp xe,… sẽ làm tăng sự dẻo dai cho xương khớp. 
  • Trọng lượng cơ thể phải duy trì ở mức hợp lý, tránh tình trạng tăng cân quá nhanh dẫn đến béo phì.
  • Giữ thẳng lưng khi làm việc, vận động đi lại kết hợp vài động tác nhẹ nhàng sau khoảng 1 tiếng ngồi làm việc.
  • Không nên mang vác quá sức sẽ ảnh hưởng đến cột sống sau này.
  • Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin D nhằm nuôi dưỡng khớp xương chắc khỏe hơn.
  • Không dùng các chất kích thích, hạn chế uống rượu bia.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân.
thoát vị đĩa đệm
Yoga cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Qua bài viết trên, chúng ta đã có thể biết rõ hơn thoát vị đĩa đệm là gì? Đồng thời cũng thấy được những hệ lụy mà căn bệnh này mang lại. Để chúng ta có biện pháp phòng tránh thích hợp nhằm nâng cao, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình mình.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây