Tìm Hiểu Về Rượu Táo Mèo Đặc Sản Nổi Tiếng Của Tây Bắc

0
2310

Rượu táo mèo là đặc sản nổi tiếng của người Tây Bắc được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là các cánh mày râu bởi những công dụng tuyệt vời của nó. Hôm nay chúng ta cùng đi tìm về loại rượu này: như công dụng cách ngâm đúng cách sao cho ngon nhất nhé.

1. Rượu táo mèo là gì?

1.1 Cây táo mèo

Rượu táo mèo là thành phẩm khi ngâm rượu với táo mèo, là đặc sản của người H’Mông Sa Pa ở Lào Cai. Nó là loại rượu có vị rất đặc trưng, nó màu hơi nâu. Rượu được ngâm từ táo rừng, loài cây này mọc chủ yếu ở trên dãy Hoàng Liên Sơn, vì thế người H’Mông gọi đây là quả táo mèo. Cây táo mèo thường ra hoa vào mùa xuân và kết trái vào mùa thu.

Táo mèo là một loài trong chi Táo mèo (Docynia) của họ Hoa hồng (Rosaceae). Do đó, mà danh pháp của loài cây này gồm cả hai phần là Docynia indica. Trong Đông y, sơn tra còn là tên gọi khác của cây táo mèo. Và tên khoa học của nó là Crataegus pinnatifida Bunge, nói đến táo mèo là nói đến đặc trưng của vùng núi Tây Bắc.

Táo mèo là cây thuộc họ thân gỗ bán thường xanh, tán lá rộng, thường mọc ở quanh các sườn núi, ven các con sông, con suối hay ven các khu bụi rậm, ở các khu vực có độ cao từ 2000 đến 3000m. Loài cây này chỉ mọc ở các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam. Các tỉnh Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên nơi có nhiều táo mèo nhất.

 

quả táo mèo để ngâm rượu táo mèo
Quả táo mèo

Hoa táo mèo mọc thường mọc thành chùm có số lượng từ 3 đến 5 bông, có khoảng 4 đến 6 canh, có màu trắng nhạt, nhị vàng. Hoa táo mèo thường nở rộ vào cuối mùa xuân vào khoảng tháng 3 tới tháng 4 và cho thu hoạch vào mùa thu (đầu tháng 8 đến khoảng giữa tháng 9 hàng năm).

Quả táo mèo nhỏ, cứng, ngoài hơi sần, ráp, khi xanh có màu xanh, khi chín sẽ có màu vàng pha chút màu đỏ. Loại quả này có vị chua, hơi chát, ăn không quá ngọt, kể cả khi chín. Đây là những đặc điểm đặc trưng giúp phân biệt táo mèo Việt Nam với các loại táo mèo từ Trung Quốc. Không chỉ dùng để ngâm rượu, trong dân gian táo mèo còn thường được dùng làm nguyên liệu làm thuốc giúp tăng cường tuần hoàn máu cho cơ thể, giảm đau, chống lão hóa và giúp an thần.

1.2 Thành phần và công dụng của rượu táo mèo

Rượu táo mèo là thành phẩm sau một quá trình ngâm rượu với quả táo mèo vì thế thành phần dược tính táo mèo là:

Trong quả táo mèo đã được nghiên cứu là có chứa các chất như tatin, Axit tactric vitamin C và hydrat cacbon.Theo một số các nhà khoa học thuộc Liên Xô cũ thì trong táo mèo có chứa các chất như: Choline, tatin, acetylcholine và phytosterol, axit hữu cơ như axit triterpen, axit oleic và axit crataegi.

Công dụng của rượu táo mèo
Công dụng của rượu táo mèo

1.3 Công dụng

  • Ngâm rượu táo mèo tăng khả tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch vị. Bởi vậy nó giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt và vận hành ổn định hơn. Uống nó một cách thường xuyên và tuân thủ đúng liều lượng thích hợp sẽ kích thích ngon miệng hơn. Không những thế táo mèo cũng rất tốt trong việc thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm thiểu đáng kể các nguy cơ mắc bệnh đường ruột, các chứng chướng bụng, đầy hơi do ăn dầu mỡ, uống sữa không tiêu.
  • Rượu táo mèo có khả năng chữa trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoái hóa xương khớp ở người già, triệu chứng đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối và nó cũng giúp khả năng miễn dịch cho cơ thể tăng lên đáng kể.
  • Và còn làm ức chế ngưng tập tiểu cầu giúp máu lưu thông tốt hơn, điều chỉnh rối loạn lipid máu, hỗ trợ điều trị mỡ máu, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao.
  • Phòng ngừa nguy cơ bị đau thắt ngực, bệnh béo phì, nhồi máu cơ tim, táo mèo còn giúp tăng cường trí nhớ, khiến giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Các thành phần có trong loại rượu này còn làm tăng sự bài tiết cholesterol, làm hạ lipid giúp giảm cân, khiến cơ thể duy trì một cân nặng hợp lý.
  • Chữa trị huyết áp cao và gan nhiễm mỡ.

1.4 Rượu táo mèo uống sao cho chuẩn liều lượng?

Uống đúng liều lượng sẽ có lợi cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ có thể gây ra mệt mỏi hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế bạn cần kiểm soát tốt điều này cũng như lựa thời điểm uống thích hợp.

  • Không nên uống rượu táo mèo lúc đói điều này có hại dạ dày. Nên uống trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn cũng được. Có thể uống vào bữa tối để giúp giấc ngủ ngon hơn.
  • Chỉ nên uống mỗi ngày từ 1 – 2 lần và uống với liều lượng từ 10 đến 15ml. Bạn nên nhớ chỉ cần một chén nhỏ là đã đủ mang đến những công dụng tốt cho sức khỏe.

1.5 Những ai không nên dùng rượu táo mèo?

  • Phụ nữ mang thai

Táo mèo tươi mặc dù là vị thuốc tuyệt vời nhưng đối với người đang mang thai nó không tốt chút nào. Bởi vì trong táo mèo có chứa chất kích máu lưu thông có thể làm co bóp tử cung. Dẫn đến các nguy cơ dễ sảy thai, điều này đặc biệt rất nguy hiểm đối với những bà mẹ đang mang thai trong khoảng 3 tháng đầu.

  • Nam giới sinh lý yếu

Đối với các đấng mày râu, đặc biệt là những người có thể đang gặp các vấn đề về sinh lý như: yếu sinh lý, hoặc những người có tiền sử có chất lượng tinh trùng kém hoặc đang có ý định sinh con thì tốt nhất nên hạn chế tối đa hoặc có thể không sử dụng rượu táo mèo. Nguyên nhân là táo mèo khiến cho lipit trong cơ thể bị giảm. Trong khi đó lipit và mô mỡ lại là thành phần quan trọng trong việc tổng hợp nên inositol, fructose, sorbitol…những chất cần thiết cho hoạt động sản xuất, cấu tạo của tinh trùng. 

Vì thế, uống nếu như thường xuyên sẽ làm cho quá trình sản xuất tinh trùng gặp phải khó khăn. và nó cũng khiến nam giới giảm ham muốn quan hoặc mất khả năng kiểm soát hoạt động tình dục. Ngoài ra cũng không nên uống rượu với những người mắc bệnh tim mạch hay cao huyết áp.

2. Cách ngâm rượu táo mèo đúng cách

2.1 Lựa chọn táo mèo và rượu ngâm

Cách chọn quả táo mèo

  • Táo mèo có nguồn gốc xuất xứ từ các tỉnh miền Bắc như Sơn La, Yên Bái, Lào Cai,… Nên táo mèo sẽ có độ ngọt và thơm đặc trưng, rất phù hợp để ngâm rượu.
  • Táo ra hoa vào tháng 3- tháng 4 và cho quả từ tháng 8 -12 dương lịch. Vào khoảng tháng 8-9 là thời điểm táo ngon nhất và được xem là mùa táo ở khu vực này.
Chọn táo mèo để ngâm rượu táo mèo
Chọn táo mèo để ngâm rượu
  • Chúng ta nên lựa chọn những quả táo mèo có màu đỏ, má đào sẽ mang lại chất lượng cho 1 bình rượu tuyệt vời nhất.

2.2 Chọn rượu ngâm ngon nhất

  • Loại rượu tốt nhất để ngâm rượu táo mèo là loại rượu nếp hoặc rượu tẻ. Rượu phải nấu bằng men ta chuẩn rượu được ủ một thời gian rồi thì càng tốt. Bạn cũng có thể dùng rượu ngô Bắc Hà để ngâm cùng với táo mèo rất thơm và ngon.
  • Độ rượu thường nằm trong khoảng 40 độ.

2.3 Ngâm rượu táo mèo tươi

2.3.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị

Các nguyên liệu cần chuẩn bị để ngâm như sau:

  • Hũ đựng táo mèo (hũ sứ hoặc thủy tinh)
  • 2 kg táo mèo tươi: Để tốt nhất bạn nên chọn đúng táo mèo vùng Tây Bắc, không chọn những quả táo mèo già ( thường có mùi thơm ngào ngạt). Đồng thời chú ý loại bỏ những quả bị hư hỏng như thối dập,… 
  • Đường 1kg
  • Rượu trắng: 4L (nên chọn loại rượu nếp cái, lấy nước đầu thơm ngon. Nếu ngâm rượu táo mèo là chọn loại rượu trắng nhạt thì bình rượu của bạn sẽ không còn thơm ngon nữa).

2.3.2 Các bước ngâm rượu táo mèo tươi

Bước 1: Táo mèo bạn rửa sạch với nước lạnh rồi đổ ra rổ để cho ráo nước. Khi đã ráo nước, bạn dùng dao cắt bỏ 2 đầu và cắt đôi trái táo mèo, lưu ý không được bỏ hạt táo mèo bởi hột táo mèo có rất nhiều những công dụng tuyệt vời. Sau đó,  cho táo mèo vào thau nước lạnh ngâm một tiếng rồi với ra. Tiếp tục, chuẩn bị một thau nước muỗi pha loãng rồi ngâm táo mèo trong khoảng 30 phút. Cuối cùng bạn vớt táo mèo ra và rửa lại bằng nước lạnh một lần nữa cho thật sạch rồi để cho ráo nước. 

Lưu ý: Ở bước đầu tiên này, bạn cần chú ý ngâm rửa táo mèo cho thật sạch, làm sao cho hết các chất bẩn cũng nhựa có trong quả táo có trong táo thì mới đảm bảo vệ sinh.

Bước 2: Hũ đựng lúc đầu đem ra rửa sạch rồi để cho ráo nước, sau đó cho cả đường và táo mèo vào hũ theo quy tác sau: cứ một lớp táo thì rải một lớp đường lên mặt ở phía trên cùng. Bạn phải chú ý rải kín đường lên mặt táo theo tỷ lệ ngâm táo mèo với đường là 2:1, 1kg đường cùng với 2kg táo, 1 lớp táo xen kẽ với 1 lớp đường.

Bước 3: Ngâm táo mèo trong đường khoảng 2 tuần, táo mèo sẽ bắt đầu nổi lên trên, còn lại 1 lượng đường bão hoà ko tan ở đáy, như vậy là bạn đã ngâm đúng cách. Nhưng bạn không thấy hiện tượng như trên sau 2 tuần thì bạn không nên ngâm tiếp mà hãy bắt đầu lại từ đầu để tránh mất thời gian mà thành quả lại không có nhé. Nếu sau hai tuần, hũ táo mèo có hiện tượng như trên thì bạn sẽ tiếp tục thực hiện bước tiếp theo.

Bước 4: Chắt hết nước trong hũ táo mèo rồi vớt táo ra ngoài. Nước ngâm táo này chính là nước cốt táo. Bạn nên loại nước cốt táo này, sau này khi uống với rượu táo mèo sẽ rất ngon và dễ uống hơn.

Bước 5: Tiếp tục cho táo mèo vào bình và đổ thêm rượu trắng đã chuẩn bị trước vào. Cất hũ rượu vào một chỗ trong nhà, phải ít nhất 3 tháng mới cho ra rượu táo mèo đúng chuẩn lúc đó bạn mới có thể uống được.

2.4 Ngâm rượu táo mèo khô

Có nhiều người cho rằng ngâm rượu táo mèo bằng táo mèo khô sẽ không thơm và ngon như ngâm bằng loại táo tươi. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Ngâm bằng táo mèo khô vẫn rất ngon và thơm giống như táo mèo tươi nhưng trước hết bạn phải ngâm theo đúng cách đã:  

cách ngâm rượu táo mèo khô
Cách ngâm rượu táo mèo khô

2.4.1 Nguyên liệu ngâm rượu cần chuẩn bị

Nguyên liệu để chuẩn bị cũng khá giống khi bạn ngâm rượu táo mèo bằng quả táo tươi, cần chuẩn bị các nguyên liệu như:

  • Bình ngâm ( sứ hoặc thủy tinh)
  • Táo mèo khô: 1kg (tránh loại táo bị hư hỏng mốc)
  • Rượu ngon: 5L ( ngon nhất là rượu nếp cái hoa vàng

2.4.2 Cách ngâm rượu táo mèo khô

Bước 1: Đầu tiên, bạn rửa táo mèo khô thật sạch để ráo nước.

Bước 2: Tiếp đó, bạn cho táo mèo khô đã để ráo nước vào bình ngâm và đổ rượu trắng vào. Tỷ lệ chuẩn ở phương pháp ngâm này là 1:5, có nghĩa là cứ 1kg táo khô ta ngâm với 5 lít rượu trắng.

Bước 3: Sau khi đã ngâm táo với tỉ lệ hợp lý bạn hãy dùng một mảnh vải để bịt miệng chum lại để hũ táo không thể bị bay hơi. Bạn nên cất hũ rượu vào một góc trong nhà, tránh va đập mà bình bị đổ vỡ. Rượu táo mèo khô phải để ít nhất một năm mới sử dụng được, hãy kiên nhẫn đợi nhé.

Như vậy là bạn đã biết thêm 2 phương pháp ngâm rượu táo mèo tươi và khô, thật đơn giản đúng không nào. Hãy dùng với số lượng ít rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống quá nhiều cùng một lúc, nó sẽ không những không tốt mà ngược còn gây hại cho sức khỏe.

Xem thêm:

Công Dụng Của Trà Hoa Đậu Biếc Và Các Cách Pha Trà Tại Nhà

Sữa dừa cùng những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Các loại trà phổ biến nhất hiện nay, nguồn gốc và công dụng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây