Tòa nhà cao nhất thế giới nằm ở đâu? Với sự phát triển ngày càng hiện đại của thế giới, các tòa nhà chọc trời cứ thế nối đuôi nhau, liên tiếp mọc lên. Top 15 tòa nhà cao nhất thế giới có sự góp mặt đầy tự hào của đại diện đến từ Việt Nam – Landmark 81.
Nội dung bài viết
- 1. Burj Khalifa – Tòa nhà cao nhất thế giới
- 2. Shanghai Tower – Tòa nhà cáo nhất thế giới thứ hai
- 3. Abraj Al Bait – Tòa nhà cáo nhất thế giới thứ ba
- 4. Ping An International Finance Center
- 5. Tòa nhà cao nhất thế giơi Lotte World Tower
- 6. One World Trade Center
- 7. Guangzhou CTF Finance Centre
- 8. Tianjin CTF Finance Centre
- 9. Tòa nhà cao nhất thế giới China Zun
- 10. Taipei 101
- 11. Shanghai World Financial Center
- 12. International Commerce Centre
- 13. Tòa nhà cao nhất thế giới Central Park Tower
- 14. Lakhta Center
- 15. Tòa nhà cao nhất thế giới tại Việt Nam Landmark 81
1. Burj Khalifa – Tòa nhà cao nhất thế giới
Dẫn đầu danh sách những tòa nhà cao nhất thế giới là Burj Khalifa, thuộc thành phố Dubai của Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Tòa nhà này bắt đầu được đưa vào xây dựng từ ngày 6/1/2004, và chính thức được khánh thành vào ngày 4/1/2010.

Đây là một công trình kiến trúc khổng lồ với tổng chiều cao 828,82 m, nếu không bao gồm ăng ten, con số đó là 828 m (tương ứng với 2.717 ft), và bao gồm 163 tầng. Tuy chi phí xây dựng của tòa nhà cao nhất thế giới này là không nhỏ, khoảng 1,5 tỷ USD, nhưng lại chưa phải là tòa nhà có mức phí đầu tư cao nhất.
2. Shanghai Tower – Tòa nhà cáo nhất thế giới thứ hai
Trung Quốc luôn nổi tiếng với công trình Vạn Lý Trường Thành, một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Nhưng giờ đây, quốc gia này còn được biết đến là quê hương của tòa nhà cao nhất thế giới thứ hai – Tháp Thượng Hải.

Tọa lạc ở trung tâm tài chính Lục Gia Chủy, quận Phố Đông, thành phố Thượng Hải. Đây là một tòa nhà chọc trời vô cùng độc đáo với vẻ ngoài là một trục xoay xoắn ốc vô cùng ấn tượng, có khả năng giảm tối đa sức đẩy của gió.
Chiều cao của tòa tháp rơi vào khoảng 632 m (tương đương 2.073 ft) và 128 tầng. Kể từ khi khánh thành vào ngày 2/2/2015, Tháp Thượng Hải đã trở thành niềm tự hào của người dân đại lục khi được bình chọn là tòa nhà chọc trời đẹp nhất thế giới, xét về mặt thiết kế và công năng sử dụng.
3. Abraj Al Bait – Tòa nhà cáo nhất thế giới thứ ba
Với tên gọi khác là Tháp đồng hồ khách sạn hoàng gia Mecca, Tháp Abraj Al Bait hiện đang là tòa nhà cao thứ ba thế giới, nằm ở thành phố Mecca, Ả Rập Xê Út. Tòa tháp này có chiều cao là 601 m (tương đương 1.971 ft), bao gồm 123 tầng và chính thức hoàn thành vào năm 2012.

Tuy chỉ dừng chân ở vị trí thứ ba trong danh sách các tòa nhà cao nhất thế giới, nhưng Abraj Al Bait lại xếp hạng đầu tiên trong các tháp đồng hồ lớn nhất và khách sạn cao nhất thế giới. Ngoài ra nó còn là công trình với cấu trúc đứng tự do cao thứ tư thế giới.
Mặt đồng hồ của tháp Abraj Al Bait to gấp 6 lần khi so sánh với mặt đồng hồ tháp Big Ben. Nó cho người ta khả năng nhìn chính xác thời gian trên mặt đồng hồ trong phạm vi khoảng 17 km vào ban ngày, và vào ban đêm là 12 km, quả là những con số ấn tượng.
4. Ping An International Finance Center
Trung tâm Tài chính Quốc tế Ping An (thường được biết đến là Ping An IFC) là một tòa nhà chọc trời cao thứ 4 thế giới, với 115 tầng và chiều cao là 599 m (1.965 ft) tính đến ăng ten. Ping An IFC là một tòa nhà văn phòng thuộc quận Phú Điền, Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Dự án xây dựng Trung tâm tài chính Quốc tế Bình An chính thức khởi công vào năm 2010, và chính thức hoàn thành vào năm 2017 với chi phí xây dựng ước tính là 1,5 tỷ USD, ngang ngửa với tòa Burj Khalifa cao nhất thế giới
5. Tòa nhà cao nhất thế giơi Lotte World Tower
Xếp hạng 5 trong danh sách là một đại diện đến từ “xứ sở kim chi” – Lotte World Tower của Hàn Quốc. Đây là một siêu cao ốc với sự có mặt của rất nhiều thương hiệu nổi tiếng từ tầm trung đến xa xỉ của cả trong lẫn ngoài nước.

Kể từ khi chính thức hoàn thành vào năm 2017, tòa nhà Lotte World đã chính thức “vượt mặt” One World Trade Center của New York, với tổng cộng 123 tầng, và chiều cao là 555 m (1.821 ft). Đây là khu phức hợp giữa khách sạn, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, văn phòng, và trung tâm hội nghị.
Tòa nhà này có thiết kế hình nón thon dài, có độ uốn nhẹ, bên ngoài là lớp kính nhạt. Được biết, thiết kế này là sự kết hợp giữa hai nguồn cảm hứng chính là gốm sứ và ngòi bút lông của Hàn Quốc.
6. One World Trade Center
One World Trade Center (Trung tâm Thương mại Thế giới Một) chính thức được đưa vào hoạt động từ năm 2014, sau 13 năm kể từ vụ khủng bố 11/9/2001 làm chấn động toàn thế giới. Từ đống đổ nát của tòa tháp đôi, khu vực này đã được xây dựng lại và trở thành tòa nhà cao nhất nước Mỹ.

One World Trade Center, biểu tượng mới của trung tâm kinh tế – tài chính nước Mỹ, có tổng chiều cao là 541,32 m (tương đương 1.776 feet). Tòa tháp này bao gồm 104 tầng, với chi phí xây dựng là 3,9 tỷ USD (khoảng 90 nghìn tỷ đồng). Kể từ năm 2015, đài quan sát ở trên đỉnh tháp chính thức được đưa vào hoạt động, giá vé mỗi lượt là 32 USD/người.
7. Guangzhou CTF Finance Centre
Trung tâm Tài chính CTF Quảng Châu, hay còn gọi là Tháp Tây Quảng Châu, cùng với Tháp Đông Quảng Châu là một phần của công trình kiến trúc Tháp đôi Quảng Châu. Tháp Tây Quảng Châu hiện nay đang giữ vị trí thứ 7 trong danh sách top những tòa nhà cao nhất thế giới.

Tòa tháp này có tổng cộng 116 tầng, bao gồm trung tâm mua sắm, khu văn phòng, khu căn hộ, và khách sạn. Tổng chiều cao của Trung tâm Tài chính CTF Quảng Châu là 530 m (tòa Tháp Tây cao khoảng 439 m).
Tòa nhà được đưa vào thi công từ tháng 12 năm 2005 và chính thức khánh thành vào năm 2016. Đây không chỉ là khu khách sạn, văn phòng cao cấp, trung tâm thương mại, mà còn là nơi thường xuyên tổ chức những hội nghị quan trọng.
8. Tianjin CTF Finance Centre
Vị trí tòa nhà cao nhất thế giới thứ 8 thuộc về Thiên Tân CTF ở Thiên Tân, Trung Quốc. Tòa nhà này có tổng chiều cao là 530 m (khoảng 1.739 ft), với tổng cộng 98 tầng.

Bề mặt cong và trơn của tòa nhà này sẽ giúp việc đón ánh sáng ban ngày được tối ưu hơn. Ngoài ra kiến trúc xây dựng này cũng sẽ giảm đáng kể tác động của gió lên bề mặt tòa tháp. Sau khi hoàn thành vào năm 2019, nó được kỳ vọng là sẽ có hệ thống thang máy nhanh nhất thế giới.
9. Tòa nhà cao nhất thế giới China Zun
China Zun (nghĩa Hán Việt là Trung Quốc Tôn) là một công trình vẫn đang trong quá trình thi công và sắp sửa hoàn thành của đất nước tỷ dân Trung Quốc.

Tọa lạc ở thành phố Bắc Kinh, sau khi được bắt đầu thi công vào 19/09/2011, theo như dự kiến, tòa nhà này sẽ có 108 tầng, với chiều cao 528 m. Và trở thành tòa nhà cao nhất thủ đô Bắc Kinh, hơn tòa China World Trade Center Tower III 190 m.
Thiết kế của tòa nhà được lấy cảm hứng từ tôn, một loại bình rượu cổ của người Trung Quốc. Với một loạt các khu chức năng như văn phòng, tham quan du lịch,… và thiết kế tối đa hóa sự thân thiện với môi trường, tòa nhà được kỳ vọng sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ năng lượng tối đa nhất với hệ thống công nghệ tiết kiệm năng lượng tối tân nhất.
10. Taipei 101
Đài Bắc 101, từng được gọi là Trung tâm Tài chính Thế giới Đài Bắc, là một tòa nhà có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với người dân Đài Loan. Được công nhận là cao nhất thế giới vào năm 2004, nó vẫn giữ vững vị trí của mình cho đến khi bị thay thế bới Burj Khalifa sau năm 2010. Và xếp thứ 10 danh sách các tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay.

Tòa tháp được đưa vào xây dựng từ năm 1999, và hoàn thành vào năm 2004. Kể từ khi được khai trương, nó đã trở thành biểu tượng độc đáo của Đài Loan với chiều cao 508 m. Kiến trúc của nó đã trở thành một ví dụ điển hình cho sự phát triển mạnh mẽ về kỹ thuật và truyền thống của các quốc gia châu Á.
Không chỉ có thiết kế kết hợp hài hòa giữa phong cách hiện đại và các đường nét truyền thống, tòa tháp còn chịu được các cơn bão nhiệt đới và động đất. Ngắm pháo hoa bắn ra từ Taipei 101 là một điều không thể thiếu đối với người dân, cũng như chủ đề đưa tin của truyền thông quốc tế vào mỗi dịp lễ tết.
11. Shanghai World Financial Center
Trung tâm Tài chính Thượng Hải được khởi công xây dựng từ đầu năm 1997. Nhưng thiết kế của nó đã bị thay đổi, do phải chịu sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990. Tòa nhà này bao gồm 101 tầng với tổng chiều cao là 492 m.

Sau khi được hoàn thành và đưa vào sử dụng kể từ ngày 30/08/2008, thống kê cho thấy tổng chi phí xây dựng tòa nhà là 850 triệu USD. Và trở thành tòa nhà thứ 11 cao nhất thế giới.
Hình thang ngược trên đỉnh tháp là đặc điểm nhận dạng của Trung tâm Tài chính Thượng Hải. Trước đây, nó là một hình tròn với đường kính khoảng 50 m, nhưng sau đó phải thay đổi do người dân biểu tình khi thấy nó giống biểu tượng cờ nước Nhật.
12. International Commerce Centre
Trung tâm Thương mại Quốc tế (ICC) Hồng Kông là tòa nhà cao nhất Hồng Kông, với tổng cộng 118 tầng cùng chiều cao là 484 m. Sau khi hoàn thành vào năm 2010, nó xếp hạng 4 trong danh sách những tòa nhà cao nhất thế giới, và cao thứ 3 châu Á. Cho đến tháng 6/2019, nó vẫn tiếp tục trụ lại ở vị trí thứ 12.

13. Tòa nhà cao nhất thế giới Central Park Tower
Central Park Tower, còn được gọi là Nordstrom Tower, là một siêu cao ốc ở Manhattan, New York. Ước tính, sau khi hoàn thành, tòa nhà sẽ có chiều cao là 472 m (tương đương 1.550 ft).

Đây dự kiến sẽ là tòa nhà cao thứ hai Hoa Kỳ và Tây Bán cầu, và là tòa nhà dân cư cao nhất thế giới (Burj Khalifa cao hơn nhưng nó là một khu phức hợp). Central Park Tower chính thức được khởi công xây dựng vào tháng 2/2015, và dự kiến cất nóc vào tháng năm 2020.
14. Lakhta Center
Trung tâm Lakhta có tổng cộng 86 tầng, với chiều cao lên đến 462 m. Đây là tòa nhà cao nhất nước Nga cũng như cao nhất châu Âu, và xếp thứ 14 trong các tòa nhà cao nhất thế giới, thuộc thành phố Saint Petersburg. Tòa tháp này là khu phức hợp của văn phòng, đài thiên văn, và là nơi tổ chức các sự kiện nghệ thuật lớn.

Việc xây dựng tòa nhà được bắt đầu vào tháng 10/2012 và cất nóc vào năm 2019, với công nghệ tiết kiệm năng lượng tân tiến nhất, cũng như kiểm soát băng đá khi mùa Đông đến.
Khu phức hợp này đã nhận được chứng nhận Gold LEED. Mẻ bê tông nền đáy của nó cũng được sách kỷ lục thế giới Guiness công nhận là mẻ bê tông liên tục lớn nhất thế giới, với tổng thể tích lên đến 19.624 mét khối.
15. Tòa nhà cao nhất thế giới tại Việt Nam Landmark 81
Vincom Landmark 81 là một siêu cao ốc thuộc dự án Vinhomes Central Park, với tổng mức đầu tư cho dự án là khoảng 1,4 tỷ USD. Đây cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam góp mặt vào danh sách những tòa nhà cao nhất thế giới tính đến hiện tại, và là tòa nhà cao nhất Đông Nam Á.

Dự án được chính thức khởi công vào tháng 7/2014 ở Tân Cảng, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, với con sông Sài Gòn chảy quanh. Tòa tháp có tổng cộng 81 tầng và 3 tầng hầm, với chiều cao là 461,2 m.
Sự phát triển của công nghiệp, cơ sở hạ tầng đã mang đến cho chúng ta rất nhiều công trình kiến trúc hiện đại, hùng vĩ. Trên đây là một vài thông tin cơ bản 15 tòa nhà cao nhất thế giới. Cảm ơn và hy vọng bài viết này sẽ có ích dành cho bạn.