Trầm Cảm Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

0
1961

Hiện tại trầm cảm đã trở nên rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến thần kinh, mà nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Vậy trầm cảm là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

trầm cảm là gì
Có đến 80% người mắc bệnh trầm cảm

1. Trầm cảm là gì và triệu chứng như thế nào?

1.1. Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là gì? – Trầm cảm là tâm trạng rối loạn, khiến bạn cảm giác buồn và mất hứng thú trong thời gian dài. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ, hành xử và cảm nhận, có thể dẫn đến những vấn đề như tinh thần và thể chất. Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần hay nhiều tháng, có thể khiến bạn khó tập trung làm việc hay vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí có một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể dẫn bạn đến ý định tự tử, ghét bỏ chính mình và người thân của mình. Trong tất cả các dạng, trầm cảm sau sinh là tình trạng rất phổ biến hiện nay.

trầm cảm là gì
Trầm cảm là gì?

1.2. Những ai thường dễ mắc phải trầm cảm?

Với định nghĩa trầm cảm là gì như trên, vậy những ai dễ mắc phải trầm cảm nhất?

Trầm cảm là một căn bệnh rất phổ biến và bạn thấy đấy, nó rất dễ xảy ra với mỗi người. Theo thống kê, đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong đời sống hằng ngày của mình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và phổ biến nhất là ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

1.2.1. Trầm cảm ở phụ nữ

trầm cảm là gì
Trầm cảm là gì?

Phụ nữ thường mắc bệnh nhiều hơn nam giới (10 nữ/5 nam) xảy ra ở nhiều lứa tuổi đặc biệt trong độ tuổi trưởng thành. Tỉ lệ người mắc bệnh ngày một gia tăng. Theo tổ chức Y tế Thế giới WTO ước tính mỗi năm có khoảng 850000 người chết do tự sát vì bệnh trầm cảm, một căn bệnh phổ biến ở trên toàn cầu. Mặc dù vẫn có thể điều trị, tuy nhiên trong số đó những người được chẩn đoán và điều trị kịp thời rất thấp chiếm khoảng 25%.

1.2.2. Trầm cảm ở học sinh, sinh viên

Trầm cảm cũng là nguyên nhân dẫn đến các vụ tự tử ở học sinh, sinh viên; đặc biệt là các sinh viên Hàn, Nhật. Tỷ lệ tự sát đang ở mức báo động; nguyên nhân do sinh viên gặp áp lực từ việc học hành, từ cuộc sống dẫn đến stress, rối loạn tâm lý.

Theo thống kê, có đến 30% là học sinh, sinh viên trong tổng số 5000 người có biểu hiện bất thường đến khám ở bệnh viện tâm thần trung ương. Theo điều tra của bệnh viện nhi trung ương ở một số trường học thì có tới 20% học sinh có biểu hiện lo lắng, rối loạn tâm trí. Và các con số này đều có xu hướng tăng thêm theo thời gian.

Theo một số nghiên cứu gần đây chó biết, thế hệ sinh viên ngày nay có nguy cơ bị lo âu và trầm cảm rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa chuẩn bị sẵn tinh thần cho cuộc sống sinh viên; cùng với đó là các vấn đề về tiền bạc và cơ hội việc làm bị giảm đi. Ngoài ra sinh viên bị bị bệnh còn do lạm dụng chất hóa học, chất kích thích, lối sống không lành mạnh…

Trầm cảm là nguyên nhân chính của hơn 50% trường hợp tự sát, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng gặp tỉ lệ cao ở các đối tượng thất nghiệp, phá sản, ly hôn, phụ nữ sau sinh…

Trầm cảm hiện nay đã không còn xa lạ và có thể chữa trị được khỏi hoàn toàn khi phát hiện kịp thời vì vậy cần được khám và điều trị kịp thời.

1.3. Triệu chứng của bệnh trầm cảm là gì?

Triệu chứng của bệnh trầm cảm khá đa dạng và khác nhau ở mỗi người, chẳng hạn như khi bị bệnh, có người sẽ ngủ nhiều hơn, có người lại rất khó ngủ hoặc có người thi ăn nhiều hơn, trong khi một số người lại mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu nhẹ thường xuất hiện như:

  • Không thể chú ý và tập trung;
  • Cảm thấy con người lúc nào cũng vô cùng mệt mỏi;
  • Cảm thấy buồn bã hoặc trống trải;
  • Rất dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi với bất kỳ ai;
  • Mất hứng thú với việc quan hệ vợ chồng;
  • Các vấn đề về tiêu hóa;
  • Trầm cảm đến mức  nghiêm trọng sẽ dẫn đến ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử.

Có thể có những dấu hiệu và biểu hiện khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu nhận biết bệnh mà bạn lo lắng mình mắc chứng trầm cảm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

2. Khi nào bạn cần và phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn cảm thấy bị trầm cảm với các dấu hiệu và triệu chứng kể ở trên, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn nhé. Bệnh này nếu không được chữa dẫn đến nhiều vấn đề về thần kinh và cả thể chất đều bị suy giảm. Bên cạnh đó, bệnh này còn thường hay dẫn đến các rắc rối, buồn phiền trong các mặt khác của cuộc sống. Nếu bị nặng còn có thể có thể dẫn đến tình trạng tự tử hoặc tự phá hoại bản thân.

Nếu bạn ngại đi chữa trị, hãy tâm sự chia sẻ với bạn bè, người thân của bạn, hoặc một người mà bạn tin tưởng nhưng tìm đến một chuyên gia chăm sóc sức khỏe là điều tốt nhất. Nếu bạn có những ý nghĩ tự tử, bạn suy nghĩ lần 1, lần 2, hãy nhanh chóng tìm sự giúp đỡ ngay lập tức. Bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Tìm tới bạn thân hoặc người mà bạn yêu quý;
  • Liên hệ tới ai đó trong cộng đồng đức tin, người mà bạn muốn chia sẻ, nói với họ;
  • Tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ, chuyên gia tư vấn tâm lý…

3. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm là gì?

Hiện tại, số lượng người bị trầm cảm tăng lên rất nhiều, khiến nhiều người thấy hoang mang không biết nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm là gì. Vậy thì bạn hãy tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Bệnh trầm cảm do các nguyên nhân sau đây gây nên:

  • Nội sinh (trầm cảm chưa rõ nguyên nhân): có nhiều giả thuyết cho rằng do yếu tố di truyền, yếu tố tự miễn, môi trường sống, xã hội nhưng vẫn chưa thực sự rõ ràng.
  • Do stress căng thẳng: do áp lực từ nhiều phía như gia đình, con cái, công việc, công ty phá sản hay do những điều đột ngột xảy đến như mất đi người thân, mất tiền của,…làm bạn bị sốc dẫn đến trầm cảm.
  • Trầm cảm có thể xuất hiện các bệnh lý hay chấn thương tác động trực tiếp đến não bộ thần kinh của chúng ta.
  • Trầm cảm đôi khi cũng không rõ nguyên nhân
trầm cảm là gì
Các nguyên nhân yếu tố khiến bạn trầm cảm

4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm là gì?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm thường rất đa dạng. Thế nhưng những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh trầm cảm là gì thì chưa thực sự nhiều người biết. Trầm cảm thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên đến trung niên khoảng 12-40 tuổi; nhưng cũng có thể xảy ra ở các lứa tuổi khác. Số lượng bệnh nhân nữ được chẩn đoán dễ mắc bệnh nhiều hơn nam; có thể là vì nữ giới thường đi tìm giải pháp chữa trị nhiều hơn nam.

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở con người, bao gồm:

  • Độ tuổi: trầm cảm thường bắt đầu từ 12-40 tuổi.
  • Sau khi sinh bé, một số người mẹ bị trầm cảm sau sinh.
  • Có tiền sử mắc rối loạn lo lắng,  rối loạn sau sang chấn hay rối loạn nhân cách giới.
  • Lạm dụng thức uống có cồn và các loại thuốc gây nghiện như ma túy
  • Một số người có tính cách như thiếu tự tin vào bạn thân, quá độc lập, tự chỉ trích bản thân hay cảm thấy bi quan.
  • Mắc các chứng bệnh nặng hay bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường hay bệnh tim.
  • Dùng một số loại thuốc như thuốc ngủ hoặc thuốc chữa cao huyết áp (hãy bàn với bác sĩ của bạn trước khi ngưng dùng bất kỳ thuốc nào).
  • Những chấn thương hay căng thẳng, như bị lạm dụng về thể xác xâm hại tình dục, mất đi người thân yêu trong gia đình, tình cảm trai gái hay vấn đề về tài chính.
  • Trong gia đình đã từng có người tự tử
trầm cảm là gì
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

5. Cách điều trị bệnh trầm cảm là gì?

Không may ai đó bị trầm cảm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì nguy cơ bệnh nhân tự sát là rất cao chiếm 50% tổng số các bệnh nhân. Trong gia đình, người thân nếu có ai có những biểu hiện trên cần được đưa đến bệnh viện chuyên khoa tâm thần để khám theo dõi phát hiện và chữa trị kịp thời.

Nguyên tắc khi điều trị:

  • Giảm và nên tập loại bỏ hết các rối loạn cảm xúc
  • Không được để lại các yếu tố làm tái phát
  • Phục hồi chức năng, tâm lý cho người bệnh
  • Không được tự ý dùng thuốc lung tung, phải có ý kiến bác sĩ.
  • Dùng thuốc đúng, đầy đủ theo phác đồ, không được tự ý bỏ thuốc.
  • Báo với bác sĩ nếu có tác dụng phụ của thuốc để đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

Có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều chỉnh khí sắc theo đúng cơ chế bệnh, tùy từng trường hợp bệnh cụ thể bác sĩ chuyên khoa tâm thần sẽ kê đơn đem lại hiệu quả tốt nhất với tỷ lệ khỏi bệnh cao, ít tái phát. Ngoài ra người bệnh cũng có thể chữa bệnh trầm cảm bằng cách điều chỉnh suy nghĩ tâm lý như:

  • Điều trị bằng liệu pháp tâm lý: gần gũi người bệnh, chia sẻ, cảm thông.
  • Điều trị khác như vật lý trị liệu: châm cứu, xoa bóp trị liệu, sử dụng ghế massage…

6. Phòng ngừa bệnh trầm cảm như thế nào?

6.1. Điều chỉnh tâm lý

Tâm lý của con người luôn luôn thay đổi. Đó có thể là tâm lý tích cực và cả tiêu cực. Do đó, để hạn chế mắc phải bệnh trầm cảm, bạn cần điều chỉnh tâm lý của mình lúc nào cũng phải thoải mái, vui vẻ. 

6.2. Thay đổi nếp sống

Những thói quen sinh hoạt hằng ngày và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh trầm cảm:

  • Đừng tự cô lập bản thân;
  • Đơn giản hóa cuộc sống đừng suy nghĩ quá nhiều;
  • Tập thể dục thao thường xuyên để tăng sức khỏe;
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đừng bỏ bữa
  • Học cách thư giãn, kiểm soát cảm xúc và căng thẳng;
  • Không nên đưa ra bất cứ các quyết định gì khi bạn đang cảm thấy chán nản;
  • Gọi bác sĩ nếu bạn cảm thấy các triệu chứng nặng hơn;
  • Gọi ngay bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc;
  • Gọi bác sĩ ngay nếu bạn có ý định giết hoặc làm hại người khác hoặc ý định tự tử.
  • Gọi bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng rối loạn thần kinh như kiểu gặp ma nghe thấy giọng nói, thấy những thứ không có ở đó hoặc cảm thấy bị hoang tưởng.
trầm cảm là gì
Thường xuyên nghỉ dưỡng cùng gia đình

Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp cho bạn đọc hiểu được bệnh trầm cảm là gì và những ảnh hưởng nghiêm trọng của căn bệnh này đối với cuộc sống. Hãy thay đổi suy nghĩ và cách sống hôm nay để tận hưởng những điều thú vị của cuộc sống. Và cho dù thế nào đi chăng nữa, bạn cũng nên biết quý trọng cuộc sống do bố mẹ ban tặng. Chúc bạn luôn sống vui khỏe.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây