Triệu Chứng Cúm A Và Những Điều Cần Biết Để Phòng Tránh

0
1245

Triệu chứng cúm A có những dấu hiệu khá giống với các bệnh cúm thông thường khác. Bạn cần biết về sự khác biệt này cũng như các thông tin về căn bệnh này để có hướng xử lý kịp thời, chính xác và hạn chế sự lây lan ra môi trường bên ngoài.

1. Cúm A là gì?

Cúm A (hay cúm “lợn”) là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường diễn ra vào lúc chuyển giao giữa mùa đông – xuân. Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng virus cúm A như: H1N1, H5N1, H7N9. 

Đây là căn bệnh lây lan thông qua đường hô hấp thông qua các hạt nhỏ li ti như bụi hay nước, dính virus của người nhiễm bệnh. Khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi, sẽ dẫn đến lây lan các hạt li ti này ra không khí dẫn đến lây bệnh. Ngoài ra, khi chạm vào các đồ vật nhiễm virus và đưa tay lên mắt, mũi, miệng cùng là nguyên nhân lây virus và dẫn đến các triệu chứng cúm A.

Cúm A là căn bệnh rất dễ lây trong cộng đồng, đặc biệt là ở những chỗ đông người như công viên, khu vui chơi, trường học, công sở. Chỉ cần một người nhiễm bệnh mà không có biện pháp cách li, sẽ dẫn đến lây lan nhanh chóng. Cúm A có tỷ lệ tử vong khá thấp (từ 1-4%).

Triệu chứng cúm A
Cúm A dễ dàng lây nhiễm khi tiếp xúc

 2. Triệu chứng cúm A

Cúm A và cúm thường có các triệu chứng khá tương đồng. Vì vậy mà bạn cần học cách phân biệt 2 loại bệnh cúm này để tránh mắc phải các sai lầm không đáng có.

2.1. Triệu chứng cúm thường

Cúm thường khi mắc phải người bệnh sẽ có các triệu chứng sau đây:

  • Chảy nước mũi.
  • Hắt hơi nhiều và liên tục.
  • Nghẹt mũi, sổ mũi.
  • Nhức đầu.
  • Ho kèm sốt nhẹ.
  • Nhức cơ nhẹ, cơ thể hơi mệt mỏi.

2.2. Triệu chứng cúm A

Khi bệnh nhân có những triệu chứng sau đây, rất có khả năng cao đã bị nhiễm virus cúm A, cần được tìm đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời:

  • Sốt kèm cảm giác ớn lạnh. Lúc này nhiệt độ người bệnh có thể lên đến 38.5 độ C và sốt dai dẳng kéo dài.
  • Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức cơ, xương, tê bì chân tay.
  • Đau họng, viêm họng, ho khan.
  • Hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở.
  • Tiêu chảy
  • Choáng váng, không tỉnh táo, bị chèn ép ngực hoặc bụng.
  • Sưng hạch hầu họng, viêm, đau nhức vòm họng.
  • Ở trẻ em sẽ có thêm triệu chứng buồn nôn, nôn mửa. Ngoài ra, triệu chứng cúm A ở trẻ em cần được chăm sóc khẩn cấp sẽ thể hiện qua: thở nhanh hoặc khó thở, da xanh hoặc xanh xám, hay khó chịu, bực bội.
  • Nếu bệnh trở nặng sẽ dẫn đến khó thở và viêm phổi.

3. Hệ lụy của cúm A

Triệu chứng cúm A có vẻ khá giống với các loại cúm thường. Nhưng nếu nhầm tưởng và chủ quan, để lâu dài sẽ dẫn đến các hệ lụy khó lường.

Đối với các triệu chứng cúm A nhẹ, sau khoảng 2 ngày bị nhiễm virus và ủ bệnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng cúm A ban đầu nêu trên. Trong khoảng 5 ngày tiếp theo, các triệu chứng  khác sẽ biến mất, tuy nhiên, cơ thể vẫn còn mệt mỏi và cơn ho vẫn còn dai dẳng. Sau đó, tất cả những triệu chứng  nêu trên sẽ tự khỏi và biến mất hoàn toàn trong 1 – 2 tuần. Đó là biểu hiện của bệnh cúm nhẹ và chưa gây ra biến chứng. Ngoài ra yếu tố này còn tùy thuộc vào cơ địa và sức đề kháng của môi người.

Ở những bệnh nhân bị cúm nặng, hoặc các đối tượng nguy cơ như trẻ nhỏ, thai phụ, người già và bệnh nhân mãn tính, triệu chứng cúm A có thể tiến triển nặng hơn và gây ra các biến chứng như:

  • Phổi có dấu hiệu tổn thương với biểu hiện suy hô hấp như khó thở hoặc thở nhanh.
  • Xuất hiện một số biến chứng thứ phát như: viêm phổi, viêm xoang do bội nhiễm, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
  • Ở những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như tim mạch, máu, gan, thận, phổi thì bệnh tiến triển nặng hơn

4. Triệu chứng cúm A và cách chữa trị

Khi có các triệu chứng cúm A người bệnh cần có các biện pháp để làm giảm các triệu chứng cũng như tự chăm sóc và điều trị theo các phương pháp sau:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian thoáng khí. Tránh những nơi có nhiệt động quá nóng hoặc quá lạnh, cần giữ cho cơ nhiệt ổn định và không nên nằm trong phòng có điều hòa. Điều này sẽ khiến bệnh cúm nặng hơn.
Triệu chứng cúm A
Nghỉ ngơi giúp giảm các triệu chứng cúm A
  • Sử dụng những thực phẩm dễ tiêu hóa vì triệu chứng cúm A có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nên việc dùng những đồ lỏng uống nhiều nước. Điều này sẽ bù nước, bù khoáng cho cơ thể khi bị mất nước do sốt cao. Tránh sử dụng đồ lạnh sẽ ảnh hưởng đến cuống họng càng sưng to hơn.
  • Tránh tiếp xúc với những người xung quanh vì đây là căn bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng, nên cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp cũng như sử dụng các đồ dụng chung để giảm thiểu tối đa sự lây lan. Ngoài ra khi ra ngoài, cần có các biện pháp cách li như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và tránh ho, hắt hơi mà không dùng khăn che.
  • Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng cúm A cũng như điều trị: thuốc hạ sốt, vitamin (đặc biệt là vitamin C) giúp tăng sức đề kháng. Các loại thuốc này đều phải do bác sĩ chỉ định và không được sử dụng bừa bãi. Đặc biệt là không được sử dụng Aspirin bừa bãi.
  • Bệnh nhân cần chú ý kỹ triệu chứng cúm A. Nếu sau 7 ngày mà các triệu chứng không có dấu hiệu suy giảm, ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như ho, hắt hơi, sổ mũi tiết dịch có màu đậm hoặc ra máu, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử lý kịp thời các biến chứng nguy hiểm của cúm A. Lúc này có thể đã bội nhiễm vi khuẩn dẫn đến suy hô hấp, dễ gây nguy hiểm và dẫn đến tử vong.

5. Phương pháp phòng tránh cúm A

Để tránh mắc phải các triệu chứng cúm A, mọi người cần có các biện pháp phòng tránh sự lây nhiễm để giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

Triệu chứng cúm A
Đeo khẩu trang ở nơi công cộng để phòng cúm A
  • Đảm bảo rửa tay thường xuyên, trước và sau khi ăn cũng như khi dùng chung các đồ dùng công cộng. Đảm bảo vệ sinh cá nhân thường xuyên.
  • Dùng khăn giấy hoặc tay che miệng khi hắt hơi, ho để tránh tiết dịch ra ngoài môi trường.
  • Dùng khẩu trang y tế khi ra ngoài để tránh sự tiếp xúc với các hạt nhỏ li ti chứ virus cúm A khi tiếp xúc với người khác.
  • Đảm bảo nơi ở, học tập, làm việc thông thoáng, sạch sẽ thường xuyên lau chùi các vật dụng cá nhân và vệt dùng chung bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Theo dõi sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu có triệu chứng cúm A, cần có biện pháp các li hiệu quả và đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.
  • Giữ cho trẻ em, người già, phụ nữ có thai hay người mắc bệnh mã tính tránh xa khỏi những nguồn bệnh và những người nghi ngờ mắc bệnh. Vì nhóm người này dễ bị nhiễm và dẫn đến các biến chứng nhất.
  • Đứng cách xa 1-2m khi đến những nơi công cộng và khi cần tiếp xúc với những người xung quanh để tránh lây nhiễm chéo.
  • Chủ động đưa trẻ nhỏ và người thân tiêm vaccine phòng ngừa triệu chứng cúm A, đây là phương pháp phòng tránh hiệu quả nhất. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, việc phòng tránh sẽ dễ thực hiện và hiệu quả hơn nhiều so với việc chữa bệnh.

6. Triệu chứng cúm A và các câu hỏi thường gặp

6.1. Virus cúm A có thể tồn tại bao lâu trên đồ vật?

Theo nghiên cứu, virus cúm A có thể tồn tại và lây nhiễm cho người khác từ 2-8 tiếng trong môi trường kể từ khi bệnh nhân tiếp xúc với các đồ vật này.

6.2. Vệ sinh nhà cửa như thế nào để ngăn ngừa cúm A?

Một trong những phương pháp phòng ngừa cúm A hiệu quả là thường xuyên vệ sinh, lau chùi các đồ vật trong nhà (bàn, tay vịn, cạnh giường ngủ, nhà vệ sinh,…) bằng chất khử trùng theo hướng dẫn sử dụng.

Triệu chứng cúm A
Lau dọn nhà cửa thường xuyên giảm nguy cơ lây lan cúm A

6.3. Phải xử lý dụng cụ của người nhiễm bệnh như thế nào?

Quần áo, dụng cụ vệ sinh cá nhân, dụng cụ ăn của người nhiễm bệnh có thể được vệ sinh cùng với các vật dụng khác trong nhà. Nhưng tránh dùng chung để hạn chế mắc phải triệu chứng cúm A.

6.4. Tất cả cúm A/H1N1 là giống nhau và đều gây ra dịch?

Đây là nhận định chưa chính xác vì khi nói đến cúm A/H1N1 phải xem xét xem đây là chủng nào? mới hay cũ? Vì nếu đây là cúm A/H1N1 năm 2009 thì đã có vaccine điều trị.

6.5. Cúm A có liên quan đến vật nuôi không?

Cúm A ở người và vật nuôi là khác nhau. Cúm A ở vật nuôi có cấu trúc khác, lây từ vật nuôi sang người và dừng ở người mắc bệnh chứ không lây lan. Cúm A ở động vật thường có cấu trúc H5, H6, H7, H8, H9,…

7. Triệu chứng cúm A và các sự thật về đại dịch 2009

Vào ngày 11/6/2019, tổ chức y tế thế giới (WTO) sau 41 năm đã chính thức công bố cúm A/H1N1 là đại dịch toàn cầu tại Geneva.
Tính đến trưa ngày 11/6/2009, Việt Nam có 23 người nhiễm.
Người mắc triệu chứng cúm A đầu tiên là một du học sinh trở về từ Mỹ. Phát hiện nhiễm bệnh vào ngày 31/5/2009 và vào lúc 9h ngày 1/6/2009, đã có thêm 2 ca nhiễm bệnh. Đến ngày 24/6/2009, Việt Nam ghi nhận 32 ca mắc cúm A.

Ngày 14/8, 9 học sinh lớp 11 chuyên toán trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM được ghi nhận nhiễm cúm A và đã tạm đóng cửa trường học này. Từ ngày 7-17 tháng 8, sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tạm đóng cửa tất cả các trường học tại Hà Nội đề phòng chống sự lây lan.

Ngày 1/10/2009, Viện Pasteur TP,HCM thông báo tạm ngưng xét nghiệm cúm A cho hết inh phẩm hóa chất. Những trường hợp có triệu chứng cúm A và cảm cúm thông thường đều được cách ly và điều trị như người mắc cúm A mà không cần xét nghiệm.
Những tháng đầu năm 2010, tình hình cúm A cơ bản đa được giảm thiểu và hoàn toàn hết dịch trên phạm vi cả nước vào tháng 7/2010.f

Triệu chứng cúm A và cúm thường tuy có nét tương đồng nhưng vẫn có sự khác biệt rõ rệt. Cách chữa trị và hệ lụy cũng khác nhau, vì vậy mọi người cần có một kiến thức vững chắc về căn bệnh này để có hướng giải quyết kịp thời, tránh lây lan sang người khác. Ngoài ra, cách để giảm thiểu mắc các triệu chứng cúm A rõ rệt nhất vẫn là phòng ngừa bằng các tiêm vaccine cũng như tăng sức đề kháng cho bản thân.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây