Triệu Chứng Tiểu Đường Cần Lưu Ý Để Phát Hiện Bệnh Sớm

0
1069

Tiểu đường là căn bệnh phổ biến hiện nay. Việt Nam có tỷ lệ bệnh tiểu đường cao và đang có tình trạng trẻ hóa. Một số người khi mới mắc triệu chứng tiểu đường sẽ không có dấu hiệu nhận biết cụ thể mà phải dựa vào các chỉ số đường huyết.

Tuy nhiên, bệnh tiểu đường cũng có một vài dấu hiệu để bạn có thể nghi ngờ; từ đó người bệnh có thể đến các cơ sở y tế để kiểm tra chỉ số đường huyết. Xác định bệnh kịp thời và có hướng điều trị hợp lý theo hướng dẫn của Bác sĩ.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường; bệnh tiểu đường xảy ra do rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, làm tăng lượng đường trong cơ thể. Nguyên nhân là do nồng độ insulin không ổn định trong cơ thể, có thể dư hoặc thiếu. Nếu người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát được lượng đường trong máu; thường xuyên theo dõi để giữ lượng đường ở mức an toàn thì vẫn có thể sống tốt như người bình thường.

2. Dấu hiệu nhận biết triệu chứng tiểu đường

Các triệu chứng tiểu đường ban đầu là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường có thể rất nhẹ hoặc không có biểu hiện rõ ràng; cũng có trường hợp bệnh tiến triển nặng thì người bệnh mới phát hiện ra.

Dựa vào đặc điểm và mức độ diễn biến của bệnh tiểu đường, có các loại như sau: Bệnh tiểu đường type 1, bệnh tiểu đường type 2, bệnh tiểu đường thứ phát và bệnh tiểu đường thai kỳ.

2.1. Triệu chứng tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 do ảnh hưởng của tuyến tụy không sản sinh ra đủ insulin, dẫn đến tình trạng glucose không thể vào các tế bào để dự trữ năng lượng, làm cho lượng glucose trong máu quá cao gây nên hiện tượng tăng đường huyết.

Bệnh tiểu đường diễn biến rất nhanh với các triệu chứng như:

  • Đi tiểu thường xuyên: Đối với người bình thường thì đi tiểu khoảng 4 -7 lần trong 24 giờ; nhưng đối với người bệnh tiểu đường thì số lần đi tiểu sẽ hơn người bình thường rất nhiều lần. Nguyên nhân là do bình thường cơ thể bạn có thể tái hấp thu glucose khi nó đi qua thận; nhưng người bị bệnh tiểu đường khi lượng đường trong máu lên cao, thận không thể tái hấp thu hết lượng đường trở lại. Điều này dẫn đến người bệnh tiểu đường phải đi tiểu rất nhiều lần.
  • Khát nước: Người bệnh tiểu đường phải thường xuyên đi tiểu nên cơ thể sẽ bị mất nước và luôn có cảm giác thấy khát nước
  • Khô miệng, khô da: Cơ thể bạn cần một lượng nước để giữ ẩm cho các tế bào nhưng do người bệnh đi tiểu nhiều thì lượng nước trong các tế bào cũng giảm đi dẫn đến hiện tượng khô da và khô miệng.
  • Cảm giác đói và mệt: Cơ thể cần chuyển đổi thức ăn hằng ngày mình ăn vào để chuyển thành glucose để tạo năng năng lượng cho tế bào hoạt động. Nhưng nếu quá trình tạo ra insulin của bạn gặp sự cố thì glucose không thể xâm nhập vào tế bào; vì thế bạn sẽ thiếu năng lượng. Điều này làm cho cơ thể người bệnh luôn mệt mỏi.
  • Giảm cân: Người bệnh thường xuyên cảm thấy đói nên ăn rất nhiều và ngon miệng; nhưng do lượng đường mà thức ăn cung cấp không được tế bào sử dụng và chuyển hóa thành năng lượng mà bị thải ra bên ngoài nên cơ thể người bệnh nhanh chóng bị giảm cân.
  • Thị lực của mắt giảm: Khi lượng đường tích tụ trong mắt làm tăng áp lực thẩm thấu trong nhãn cầu, làm tròng kính trong mắt bị sưng lên và nhãn cầu bị biến dạng khiến mắt mờ và thị lực giảm.
  • Dễ bị nhiễm trùng ở các vết thương hở: Lượng đường trong máu cao dẫn đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị gián đoạn, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt các vết thương hở dễ bị nhiễm trùng. 
  • Tê hoặc đau nhức chân tay: Những bộ phận tay và chân là xa tim nhất, khi lượng đường trong máu cao làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Những bộ phận này có cảm giác bị tê hoặc đau nhức các đầu ngón tay, ngón chân. 
  • Thay đổi về mặt tâm lý: Người bệnh tiểu đường thường hay âu lo, cáu gắt hoặc mất tập trung. 
triệu chứng tiểu đường
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

2.2. Triệu chứng tiểu đường tuýp 2

Triệu chứng tiểu đường type 2 diễn ra rất âm thầm và thậm chí không có biểu hiện rõ rệt, không có các dấu hiệu cụ thể như triệu chứng tiểu đường type 1. Biện pháp để xác định bệnh tiểu đường type 2 bằng phương pháp xét nghiệm lượng glucose trong máu hoặc biểu hiện qua các vết thương nhiễm trùng khó lành.

 Nhìn chung triệu chứng tiểu đường tuýp 2 không có dấu hiệu rõ ràng, bệnh có thể phát triển trong nhiều năm và rất khó chẩn đoán như:

  • Nhiễm trùng nấm men: Đối tượng mắc bệnh tiểu đường gồm đàn ông và phụ nữ, nấm phát triển dưới da, các nếp gấp của da như ngón tay, kẻ giữa các ngón tay, dưới ngực và xung quanh bộ phận sinh dục.
  • Các vết thương lâu lành: Lượng đường trong máu cao làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, quá trình lưu thông máu không tốt khiến cho các vết thương lâu lành, đau hoặc tê chân tay.
triệu chứng tiểu đường
Vết thương lâu lành

2.3. Triệu chứng tiểu đường thứ phát

Nguyên nhân của triệu chứng tiểu đường thứ phát thông thường là do di truyền gen, các bệnh lý nội khoa hoặc do sử dụng thuốc quá nhiều. Để hạn chế các triệu chứng cũng như các bệnh kế phát thì người bệnh cần xét nghiệm hàm lượng đường trong máu và phải có phác đồ điều trị phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.

triệu chứng tiểu đường
Bệnh tiểu đường do di truyền gen

2.4. Triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Trong quá trình mang thai lượng đường trong máu cao và thường không có triệu chứng rõ ràng như hơi khát nước và đi tiểu nhiều, bệnh thường được phát hiện sau tuần thứ 24 mang thai. 

Nguyên nhân: Khi mang thai cơ thể người mẹ xảy ra hiện tượng kháng insulin. Hậu quả là gây ra sẩy thai, khó sinh hoặc thai dị tặc

Tuy nhiên, bệnh có thể phát hiện sớm và có phương pháp điều trị nếu thai phụ thường xuyên đi khám thai định kỳ.

triệu chứng tiểu đường
Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

3. Đối tượng và phương pháp xét nghiệm

Bệnh tiểu đường có thể xảy ra đối với bất kỳ đối tượng nào với mọi lứa tuổi khác nhau. Nếu bạn gặp một vài dấu hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường thì hãy đến các sơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời.

Một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường như:

  • HbA1C: Xét nghiệm kiểm tra lượng đường huyết trung bình của bạn trong 2 hoặc 3 tháng vừa qua.
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói (FPG): Để làm xét nghiệm này bạn cần nhịn ăn trước khoảng 8 giờ
  • Dung nạp glucose đường ống (OGTT): Xét nghiệm này được lập đi lập lại trong khoảng 2 giờ khi bạn dùng một đồ uống ngọt cụ thể.
  • Xét nghiệm glucose đường huyết ngẫu nhiên khi bạn vẫn ăn uống bình thường
triệu chứng tiểu đường
Làm xét nghiệm để kiểm tra đường trong máu

4. Điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Điều quan trọng trong quá trình điều trị là người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, hoạt động thể dục và thường xuyên theo dõi lượng đường trong cơ thể.

4.1. Sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Đối với triệu chứng tiểu đường type 1, do các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên không thể tiết ra insulin được; vì vậy, người bệnh cần bổ sung insulin trong suốt quá trình điều trị

Đối với bệnh tiểu đường type 2, hiện tượng thiếu insulin do ba nguyên nhân như giảm tiết insulin, kháng insulin và tăng sản xuất insulin từ gan. Các nhóm thuốc chữa trị như:

  • Nhóm thuốc làm cho cơ thể sản xuất insulin: nhóm sulfonylure và nhóm glitinid
  • Nhóm thuốc làm giảm tình trạng kháng insulin: nhóm biguanid và nhóm thiazolidinedion
  • Nhóm thuốc ngăn thừa hấp thụ carbohydrate ở ruột: làm ức chế men alpha-glucosidase như acarbose, voglibose, miglitol,…

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ

4.2. Sử dụng thảo dược và các bài thuốc nhân gian

Bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị dứt điểm. Tuy nhiên việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp ổn định đường huyết; ngăn ngừa các biểu hiện nguy hiểm mà bệnh tiểu đường gây ra.

triệu chứng tiểu đường
Dây thìa canh đặc trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Ngoài các loại thuốc tây y thì hiện nay nhiều thảo dược có chứa các thành phần cải thiện bệnh; phòng ngừa các biến chứng được nhiều người bệnh tiểu đường sử dụng như:

  • Trái khổ qua: Trái khổ qua hay còn gọi là mướp đắng; có chứa các thành phần tương tự như insulin; có tác dụng ức chế sự hấp thu glucose ở các tế bào; vì vậy, trái khổ qua giúp ổn định lượng đường trong máu tốt. Người bệnh có thể uống 1 ly nước khổ qua mỗi ngày hoặc ăn sống cùng các món ăn khác.
  • Nha đam: Tên thường gọi là lô hội có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu tốt, giải nhiệt cơ thể. Nên dùng phần thịt nha đam trước bữa ăn hoặc trộn chung với nghệ để ăn
  • Cây cà ri: Phương pháp sử dụng lá và hạt cà ri được sử dụng để ngâm với nước để qua đêm và uống vào mỗi buổi sáng.
  • Dây thìa canh: Trong dây thìa canh có chứa Acid gymnemic; có tác dụng kích thích sản xuất hormon chuyển hóa đường ở tuyến tụy, làm chậm quá trình hấp thu glucose ở ruột. Đồng thời làm tăng tiết insulin có tác dụng tốt cho người tiểu đường 
  • Tảo spirulina: Trong tảo spirulina có nhiều thành phần dinh dưỡng, giúp cân bằng lượng đường trong máu, rất tốt cho quá trình ăn kiêng của người bệnh tiểu đường
  • Cây húng quế: Rửa sạch sau đó vò nát rồi đem nung sôi lấy nước uống hoặc ăn sống mỗi ngày có tác dụng rất tốt.
  • Lá xoài: Có tác dụng hạ đường huyết nhanh. Tuy nhiên không nên dùng nhiều, người bệnh lấy lá xoài đun sôi uống vào mỗi buổi sáng

5. Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm vì không thể hiện rõ các triệu chứng. Vì vậy, hãy chủ động ngăn ngừa bệnh tiểu đường từ chế độ ăn uống và sinh hoạt

  • Hãy duy trì mức cân nặng hợp lý
  • Có chế độ ăn uống phù hợp: nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt; mỗi bữa ăn phải đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng; hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo, đường, muối
  • Hạn chế dùng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
  • Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và thử đường 
  • Thường xuyên tập luyện thể dục 
  • Ngủ đủ tốt nhất khoảng 8 tiếng trong 1 ngày
  • Chú trọng chăm sóc cơ thể giảm thiểu các chấn thương ngoài ý muốn

Như vậy, mọi người cần lưu ý đến triệu chứng tiểu đường để phát hiện bệnh sớm. Từ đó, có thể kịp thời chữa trị hay phòng tránh bệnh nặng thêm. Để chữa trị bệnh tiểu đường đạt hiệu quả cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ; kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe. Tăng cường miễn dịch bằng phương pháp tập luyện thể dục đều đặn. Tham khảo thêm kiến thức về bệnh tiểu đường nhé.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây