Giảm stress luôn là một trong những vấn đề của rất nhiều người. Stress gây ra những ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Đôi khi, người bị stress còn cáu gắt, khó chịu đến những người xung quanh. Hãy cùng mình tìm hiểu về stress và những biện pháp giúp giảm stress nhé!
Nội dung bài viết
- 1. Stress là gì?
- 2. Nguyên nhân của stress
- 2.1. Đối diện với deadline
- 2.2. Mất việc, thất nghiệp, không xin được việc làm
- 2.3. Chuyện tình cảm
- 2.4. Vấn đề sức khỏe
- 2.5. Hôn nhân
- 3. Biểu hiện của stress
- 4. Tác hại của stress
- 4.1. Tác động xấu đến não bộ
- 4.2. Ảnh hưởng xấu đến da
- 4.3. Mất ngủ
- 4.4. Trầm cảm
- 4.5. Sẩy thai
- 5. Các biện pháp giúp giảm stress
- 5.1. Giảm stress bằng cách phân chia công việc hợp lý
- 5.2. Nghỉ ngơi hợp lý giúp giảm stress
- 5.3. Giảm stress bằng cách dành thời gian cho gia đình
- 5.4. Cười nhiều hơn để giảm stress
- 5.5. Giảm stress bằng cách gặp gỡ bạn bè
- 5.6. Đi ngủ khi cần thiết
- 5.7. Chill là cách giảm stress hiệu quả
- 5.8. Vận động cơ thể
- 5.8.1. Tập Yoga
- 5.8.2. Tập Thái cực quyền là biện pháp giảm stress
- 5.8.3. Đi bộ
- 5.8.4. Giảm stress nhờ bơi lội
- 5.8.5. Chơi các môn thể thao đồng đội
1. Stress là gì?
Stress là những phản ứng của cơ thể khi đối diện với các áp lực hoặc những yếu tố đe dọa đến thể chất lẫn tinh thần của con người. Người bị stress thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và không muốn làm bất cứ chuyện gì. Stress cần được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Nếu không sẽ dẫn đến bệnh trầm cảm rất khó chữa trị. Từ đó cho thấy, việc giảm stress không hề đơn giản. Cần có những biện pháp giảm stress hợp lý.
2. Nguyên nhân của stress
Stress đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:
2.1. Đối diện với deadline
Deadline quá nhiều khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Đôi khi chúng còn làm cho bạn phải thức khuya, dậy sớm. Liên tục nghĩ đến đó, làm việc về nó khiến cho bạn căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí là sợ hãi.
2.2. Mất việc, thất nghiệp, không xin được việc làm
Việc gánh vác trên vai rất nhiều người trong gia đình như bố mẹ, vợ con. Bạn bị áp lực khi phải tìm được cho mình một công việc, phải có thu nhập để nuôi biết bao nhiêu “miệng ăn” cũng khiến cho bạn bị stress.
2.3. Chuyện tình cảm

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta vấp phải những xung đột, những mâu thuẫn trong chuyện tình cảm, chuyện yêu đương, đôi khi là thất tình. Chúng ta liên tục nghĩ về nó ở bất cứ đâu, rồi đặt cảm xúc của mình vào đó. Khiến cho bản thân càng thêm tồi tệ. Và rồi dần dần dẫn đến bị stress.
2.4. Vấn đề sức khỏe
Lo lắng về các vấn đề sức khỏe cũng sinh ra stress. Sức khỏe không tốt, gặp phải những tai nạn đáng tiếc khiến bạn lo lắng, đôi khi là sợ hãi. Lo lắng trở thành gánh nặng của gia đình. Lo lắng vì tai nạn sẽ để lại những hậu quả khó lường. Chỉ những suy nghĩ đó thôi cũng khiến bạn có thể bị stress.
2.5. Hôn nhân
Chuyện vợ chồng cãi nhau là chuyện thường hay xảy ra ở các gia đình. Đôi khi, chuyện vợ chồng quá nghiêm trọng làm đảo lộn cuộc sống gia đình khiến cho bạn lo lắng và bị stress.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản của stress. Chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm. Stress còn có những nguyên nhân nằm sâu bên trong mà rất khó thấy. Có thể liên quan đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Chẳng hạn như trầm cảm hoặc cảm giác lo lắng và lo lắng tích lũy, có thể làm cho một số người cảm thấy căng thẳng dễ dàng hơn những người khác.
Cũng có một số người bị căng thẳng liên tục sau một sự kiện đau thương, chẳng hạn như tai nạn hoặc một số loại lạm dụng. Điều này được gọi là rối loạn stress sau chấn thương. Hiểu được các nguyên nhân của stress để chúng ta dễ dàng nhìn ra các biểu hiện. Để từ đó có thể tìm ra được các phương pháp để giảm stress.
3. Biểu hiện của stress

Stress có rất nhiều biểu hiện khác nhau từ hồi hộp, lo lắng đến tâm trạng thất thường. Cụ thể như:
- Đổ mồ hôi nhiều
- Rối loạn cương dương và mất ham muốn tình dục
- Ngất xỉu
- Thường đau đầu
- Thường bị huyết áp cao
- Ngủ khó, hay mất ngủ
- Bị đau dạ dày
- Thèm ăn và ăn quá nhiều hoặc quá ít
- “Sáng nắng chiều mưa”, cảm xúc thay đổi đột ngột
- Thường tìm đến thuốc và rượu
- Hay ngồi khóc một mình
Nhìn ra được các biểu hiện này sẽ giúp kịp thời tìm ra được các biện pháp giảm stress thích hợp. Tránh tình trạng dẫn đến bệnh trầm cảm.
4. Tác hại của stress
Stress gây ra những ảnh hưởng, có thể nói là tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc của chúng ta. Ảnh hưởng đến não bộ, cảm xúc và suy nghĩ của chúng ta.
4.1. Tác động xấu đến não bộ
Khi bị stress, não là bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì stress gây tăng tiết cortisol, khiến khả năng ghi nhớ và đưa ra quyết định suy giảm. Điều này giải thích vì sao chúng ta lại không thể quyết định đúng đắn hoặc tập trung vào công việc trong những tình huống căng thẳng.
4.2. Ảnh hưởng xấu đến da

Da của người hay bị stress thưởng nổi mụn do sự thay đổi hormone. Những rối loạn cảm xúc làm tăng phản ứng viêm của cơ thể, khiến lỗ chân lông tắc nghẽn, các chất béo, chất bẩn tích tụ và tạo ra mụn.
4.3. Mất ngủ
Stress kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ và rối loạn giấc ngủ. Ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần của con người.
4.4. Trầm cảm
Khi bị stress, các hệ thống dẫn truyền thần kinh sẽ bị mất cân bằng, khiến tâm trạng thất thường. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến trầm cảm.
4.5. Sẩy thai
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị stress và rối loạn tâm thần cao hơn người bình thường do sự thay đổi của nội tiết tố. Stress có thể gây ra tình trạng thai ngoài tử cung, nôn nhiều, chuyển dạ sớm hoặc sẩy thai.
Ngoài ra, stress còn có những tác hại ảnh hưởng đến tim mạch, hệ cơ, khiến các cơ quan nội tạng hoạt động kém đi, tăng hoặc giảm cân thất thường… Hiểu được những tác hại này, để chúng ta có những biện pháp giảm stress thích hợp
5. Các biện pháp giúp giảm stress
5.1. Giảm stress bằng cách phân chia công việc hợp lý
Thật khó có thể nghỉ ngơi trong khi bạn đang một đống công việc. Nếu bạn biết bỏ qua công việc ở nhà khi đến cơ quan và ngược lại, bạn sẽ dễ dàng giảm stress được. Bởi mọi việc chỉ trôi chảy và đạt được hiệu quả cao khi bạn có một tâm trạng tốt để thực hiện vì không cảm thấy áp lực trước một “đống” công việc đang chờ mình giải quyết.
5.2. Nghỉ ngơi hợp lý giúp giảm stress
Mặc dù bạn vẫn dồi dào năng lượng và cảm thấy thoải mái nhưng hãy tự cho mình một chút thời gian nghỉ ngơi trong giờ làm việc. Chỉ cần 5 đến 10 phút giải lao với một tách trà, hay nhắm mắt, hoặc nhìn lên bầu trời trong xanh, bạn sẽ được tiếp thêm nhiều năng lượng cho các hoạt động của mình. Người Nhật có một biện pháp rất hay để làm việc hiệu quả. Đó là sau 25 phút làm việc, họ sẽ nghỉ ngơi 5 phút. Từ đó, vừa giảm stress, vừa tăng hiệu quả công việc.

5.3. Giảm stress bằng cách dành thời gian cho gia đình
Nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho công việc, bạn sẽ sao nhãng gia đình, điều này là nguyên nhân dẫn tới việc thiếu hụt tình cảm gia đình. Việc ở bên gia đình. cùng nhau ăn tối, xem tivi, chơi game hoặc đi dạo với người thân sẽ giúp bạn có được những cảm giác ấm áp, dễ chịu đến không ngờ. Chính những khoảnh khắc bên gia đình sẽ giúp bạn giảm stress.
5.4. Cười nhiều hơn để giảm stress
Khi bạn cười, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, nụ cười giúp bạn làm tươi mới lại chính mình. Hãy thưởng thức một bộ phim hài, phim hoạt hình hay câu chuyện cười với bạn bè để thư giãn. Sẽ giảm stress rất hiệu quả đấy!
5.5. Giảm stress bằng cách gặp gỡ bạn bè
Cùng bạn bè đi uống cafe, nói chuyện và tận hưởng những giây phút bên họ. Khoảng thời gian bên bạn bè có thể giúp bạn giảm stress, xóa tan mọi ưu phiền, lo lắng.
5.6. Đi ngủ khi cần thiết
Khi bạn mệt mỏi rất dễ dẫn tới stress, bởi vì bạn đang kiệt sức. Hãy cố gắng chợp mắt một vài giờ thậm chí chỉ mười năm phút. Nếu bạn không thể đi ngủ sớm, bạn có thể dậy muộn hơn, hay ngủ trưa. Khi bạn không ngủ ngay được, bạn vẫn cứ nhắm mắt và thư giãn, mọi mệt mỏi sẽ tan biến. Sau một giấc ngủ, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn, việc giảm stress cũng tốt hơn.
5.7. Chill là cách giảm stress hiệu quả
Bạn có thể thưởng thức một vài bản nhạc nhẹ nhàng kết hợp với một cốc trà, một cốc cà phê hay một loại thức uống yêu thích của bạn. Chúng sẽ khiến bạn giảm stress hiệu quả đấy.

5.8. Vận động cơ thể
Chỉ cần đứng dậy và đi lại cũng là một cách để giảm căng thẳng. Các hoạt động thể chất tạo ra endorphin trong não. Chất này được biết đến như thuốc giảm đau tự nhiên.
Chơi thể thao giúp cơ thể vận động làm cho cơ bắp di chuyển, giúp máu lưu thông và cải thiện tâm trạng của bạn. Hoạt động thể chất cũng khiến bạn thở sâu hơn, điều này kích hoạt phản ứng thư giãn cho cơ thể.
Các chuyên gia khuyến nghị bạn nên áp dụng 150 phút tập thể dục cường độ vừa phải hoặc 75 phút cường độ mạnh mỗi tuần để giảm stress. Nếu bạn thiếu thời gian hoặc sức khỏe không cho phép tập lâu, bạn có thể chia bài tập thành hai lần 10-15 phút mỗi ngày. Một trước khi làm việc và một vào giờ ăn trưa là tốt nhất, để chống lại căng thẳng trong suốt cả ngày.
5.8.1. Tập Yoga
Khoa học cũng chứng minh rằng yoga có tác dụng làm giảm huyết áp. Nhưng có lẽ lợi ích lớn nhất mà yoga mang lại là sự tập trung tinh thần. Tập trung là yếu tố then chốt giúp giảm stress.

5.8.2. Tập Thái cực quyền là biện pháp giảm stress
Xuất phát từ một môn võ cổ xưa của Trung Quốc, Thái cực quyền kết hợp chuyển động cơ thể với hơi thở. Thúc đẩy sự tập trung vào hiện tại, để những lo lắng hàng ngày biến mất. Làm tăng tính linh hoạt và tăng năng lượng, tạo nên cảm giác hạnh phúc cho người tập. Thái cực quyền giúp ngủ ngon và tim khỏe hơn. Thái cực quyền bao gồm hơn 100 chuyển động nhẹ nhàng, trôi chảy được liên kết với nhau và với hơi thở của bạn, giúp giảm stress hiệu quả.
5.8.3. Đi bộ
Đi bộ thường xuyên có thể làm giảm tỷ lệ mắc nhiều bệnh như tim mạch, huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường. Đồng thời, cũng giúp giảm stress hiệu quả.
5.8.4. Giảm stress nhờ bơi lội
Bơi lội vừa giúp giảm stress, vừa giúp cơ thể sảng khoái, khỏe mạnh. Đồng thời cũng giúp body săn chắc, thu hút được người khác giới.
5.8.5. Chơi các môn thể thao đồng đội
Các môn thể thao đồng đội sẽ giúp giảm stress hiệu quả. Các bộ môn này thường phải vận động với một cường độ cao, từ đó tiết ra các hormon, làm tinh thần sảng khoái. Ngoài ra, các môn thể thao đồng đội còn mang tính gắn kết với những người khác. Tạo thêm nhiều mối quan hệ, quen biết được với nhiều người. Từ đó sẽ giúp giảm được những căng thẳng trong công việc và cuộc sống. Đôi khi chúng còn giúp bạn cảm thấy hào hứng chờ đợi đến ngày ra sân cùng đồng đội.
Thông qua bài viết này, mình đã cung cấp cho các bạn các thông tin hữu ích về stress. Các nguyên nhân về stress, biểu hiện và những biện pháp giúp giảm stress hiệu quả. Hy vọng chúng sẽ hữu ích dành cho bạn. Con người, ai cũng sẽ gặp phải những thử thách rất lớn. Buộc chúng ta phải vượt qua. Nếu vượt qua được thì chúng ta sẽ cải thiện được bản thân mình hơn. Cho nên, stress không hẳn là xấu. Tuy nhiên, nếu cảm thấy stress quá lớn, các bạn nên tìm các biện pháp mình đã đề cập ở trên để được cân bằng lại nhé!
Xem thêm: