Viêm bàng quang là một bệnh nhiễm trùng phổ biến, thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên nó cũng có nguy cơ xuất hiện ở đàn ông và mọi lứa tuổi. Vậy viêm bàng quang là gì? Nó nguy hiểm ra sao? Các triệu chứng, biện pháp phòng và điều trị như thế nào?
Nội dung bài viết
1. Viêm bàng quang là gì?
Viêm bàng quang là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, cụ thể ở đây là viêm thành bàng quang. Đây là một bệnh khá phổ biến xảy ra ở cả nam lẫn nữ và mọi lứa tuổi. Tuy nhiên nó nhiều hơn ở nữ giới vì phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn.
Viêm bàng quang thường gặp nhất do nhiễm trùng do vi khuẩn. Vi khuẩn bám nhanh vào niêm mạc bàng quang và khiến khu vực này bị kích ứng và viêm.

Khoảng 80% trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) do vi khuẩn từ ruột gây ra. Hầu hết chúng giúp đường ruột khỏe mạnh. Nhưng một khi chúng xâm nhập vào không gian vô trùng trong niệu đạo và bàng quang, chúng có thể gây viêm.
Khi bạn mắc bệnh, vi khuẩn trong bàng quang khiến nó sưng lên và bị kích thích. Dẫn đến các triệu chứng như muốn đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.
Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thông thường, bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu nhiều hơn (nếu là do nhiễm vi khuẩn). Tuy nhiên, vi khuẩn có thể di chuyển từ bàng quang đến thận và gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải điều trị ngay.
2. Các triệu chứng bệnh
Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh viêm bàng quang:
- Máu trong nước tiểu.
- Nước tiểu sẫm màu, đục hoặc có mùi nặng.
- Đau ngay trên xương mu, lưng dưới hoặc ở bụng.
- Cảm giác nóng rát khi tiểu.
- Đi tiểu thường xuyên, hoặc cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên.
- Người cao tuổi có thể cảm thấy yếu, sốt và không có các triệu chứng khác được đề cập ở trên. Họ cũng có thể xuất hiện với tình trạng tâm thần thay đổi.
- Thường xuyên có nhu cầu đi tiểu, nhưng mỗi lần chỉ đi được một lượng nhỏ nước tiểu.
- Trẻ em bị viêm bàng quang có thể có bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên. Kèm theo nôn mửa và suy nhược chung.
- Với trẻ sơ sinh, nó có thể là một dấu hiệu của trào ngược nước tiểu. Đó là khi nước tiểu quay trở lại cơ thể thay vì thoát ra ngoài khi đi tiểu.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số bệnh khác có các triệu chứng tương tự như viêm bàng quang, bao gồm:
- Viêm niệu đạo
- Hội chứng đau bàng quang
- Viêm tuyến tiền liệt
- Hội chứng đường tiết niệu dưới
- Bệnh da liễu
Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn có:
- Có máu trong nước tiểu.
- Các dấu hiệu và triệu chứng kéo dài hơn vài giờ.
- Các triệu chứng tái phát sau khi bạn dùng xong thuốc kháng sinh.
Cẩn thận với những dấu hiệu sau có thể là của nhiễm trùng thận:
- Sốt cao
- Đau ở bên hông hoặc lưng
- Rùng mình và ớn lạnh
- Bụng khó chịu
3. Nguyên nhân gây viêm bàng quang
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm bàng quang. Tuy nhiên hầu hết là do nhiễm trùng. Do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài bộ phận sinh dục.
Các yếu tố có thể gây ra như:

- Dùng tampon: Có một chút nguy cơ vi khuẩn xâm nhập qua đường niệu đạo khi bạn đưa tampon vào.
- Hoạt động tình dục: Phụ nữ hoạt động tình dục có nguy cơ cao bị vi khuẩn xâm nhập qua đường niệu đạo.
- Màng ngăn âm đạo: Có tỷ lệ mắc bệnh viêm bàng quang ở những phụ nữ sử dụng màng ngăn so với những phụ nữ không sử dụng.
- Giảm nồng độ estrogen: Trong thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen giảm xuống và niêm mạc niệu đạo của phụ nữ mỏng hơn. Lớp niêm mạc càng mỏng thì khả năng nhiễm trùng và tổn thương càng cao. Sau khi mãn kinh, nguy cơ tăng cao hơn.
- Giảm chất nhờn: Trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ tiết ít chất nhờn hơn ở vùng âm đạo. Chất nhầy này bình thường hoạt động như một lớp bảo vệ chống lại vi khuẩn.
- Bàng quang đầy: Nếu bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Điều này khá phổ biến ở phụ nữ mang thai hoặc nam giới có tuyến tiền liệt bị phì đại.
- Xạ trị: Tổn thương bàng quang có thể gây ra viêm bàng quang muộn do bức xạ.
- Sự tắc nghẽn một phần của hệ thống tiết niệu ngăn dòng chảy của nước tiểu.
- Hoặc các vấn đề về bàng quang hoặc thận khác.
4. Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi, tiến hành khám và xét nghiệm nước tiểu. Mẫu thử sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm hoặc bác sĩ có thể sử dụng que thử. Que thử nước tiểu có kết quả nhanh chóng khi bệnh nhân vẫn đang ở văn phòng.
Thông thường, nếu nguyên nhân do nhiễm trùng bàng quang thì các xét nghiệm có thể là:
- Phân tích nước tiểu để kiểm tra vi khuẩn, máu, mủ trong nước tiểu của bạn.
- Cấy nước tiểu để tìm ra loại vi khuẩn bạn có.
Nhưng nếu bạn thuộc một trong những nhóm này, bạn có thể được làm các xét nghiệm nâng cao hơn để tìm ra nguyên nhân gây viêm bàng quang:
- Trẻ con.
- Đàn ông (Vì họ có xu hướng không bị viêm bàng quang, nên nó có thể là dấu hiệu của một cái gì đó khác).
- Những người bị tổn thương thận.
- Phụ nữ bị nhiễm trùng bàng quang từ ba lần trở lên trong một năm.
Lúc này, bác sĩ có thể kiểm tra thêm:
- Soi bàng quang: Bác sĩ đưa một ống soi bàng quang – một ống mỏng có camera – vào niệu đạo của bạn để tìm các vấn đề hoặc để lấy mẫu mô để xét nghiệm thêm (sinh thiết).
- Hình ảnh: Siêu âm, chụp CT và MRI có thể cho thấy khối u, sỏi thận và các vấn đề khác.
- Chụp niệu đồ tĩnh mạch (IVU): Đây là phương pháp chụp X-quang sử dụng thuốc cản quang để chụp hình ảnh của thận, niệu quản và bàng quang.
- Chụp cắt lớp vi tính bàng quang: Bác sĩ cho thuốc cản quang vào bàng quang để xem có nước tiểu chảy ngược từ bàng quang về phía thận hay không.
- Chụp niệu đạo: Xét nghiệm này sử dụng thuốc cản quang để tìm các vấn đề trong niệu đạo.
- Có thể thực hiện cấy nước tiểu hoặc lấy mẫu nước tiểu: để xác định loại vi khuẩn trong nước tiểu. Sau khi tìm ra loại vi khuẩn cụ thể nào gây nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh uống.
Hầu hết các bác sĩ cũng sẽ đề nghị xét nghiệm bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STIs thường có các triệu chứng tương tự như viêm bàng quang.
5. Điều trị
Hầu hết các trường hợp viêm bàng quang nhẹ sẽ tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên nếu bạn thuộc trường hợp bệnh kéo dài hơn 4 ngày, thì bạn nên đến gặp bác sĩ..
Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh 3 ngày hoặc 7 đến 10 ngày tùy từng bệnh nhân. Dùng thuốc có thể giúp bạn giảm bớt các triệu chứng trong vòng một ngày.
Tuy nhiên mếu các triệu chứng không cải thiện sau khi uống kháng sinh, bệnh nhân nên quay lại gặp bác sĩ.
Thuốc kháng sinh thường được sử dụng cho viêm bàng quang do vi khuẩn có thể là: nitrofurantoin, trimethoprim-sulfamethoxazole, amoxicillin, cephalosporin, ciprofloxacin và levofloxacin.

Ở những người lớn tuổi và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như do mắc bệnh tiểu đường, bệnh có nguy cơ cao chuyển nhiễm trùng lan đến thận và tạo ra các biến chứng khác.
Những người dễ bị tổn thương và phụ nữ có thai cần được điều trị kịp thời.
6. Phòng tránh và giảm bệnh
6.1 Phòng tránh
Viêm bàng quang thường không thể ngăn ngừa được, nhưng các biện pháp sau đây có thể giúp ích bạn phần nào:
- Vệ sinh tốt sau khi quan hệ tình dục.
- Sử dụng xà phòng trung tính, không chứa nhiều bọt xung quanh bộ phận sinh dục.
- Tránh tắm dạng bọt, xà phòng và bột có chứa nước hoa. Và không sử dụng chất khử mùi hoặc thuốc xịt vào âm đạo của bạn.
- Làm rỗng bàng quang hoàn toàn khi đi tiểu.
- Không nhịn tiểu.
- Uống nhiều chất lỏng.
- Tránh mặc quần lót chật và quần bó.
- Mặc đồ lót bằng vải cotton.
- Lau người từ trước ra sau.
- Người sử dụng ống thông nên hỏi bác sĩ hoặc y tá cách tránh bị hư khi thay ống thông.
6.2 Giảm triệu chứng viêm bàng quang
Bạn có thể làm một số điều để giúp giảm bớt các triệu chứng của viêm bàng quang, bất kể nguyên nhân của nó là gì:
- Sử dụng đệm sưởi hoặc bình nước nóng: Đặt chúng trên bụng của bạn để giảm đau bàng quang.
- Tắm: Chỉ cho lượng nước vừa đủ vào bồn để nước ngập đến hông của bạn.
- Uống nhiều nước: Điều quan trọng là luôn đủ nước. Nước và các chất lỏng khác giúp loại bỏ vi khuẩn qua hệ thống. Hãy uống nước và tránh xa rượu, cà phê hay các đồ uống khác có caffeine. Ngoài ra, hãy cẩn thận với đồ ăn cay vì nó có thể kích hoạt cơn viêm bàng quang ở một số người.
- Thử dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) không kê đơn: Thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc naproxen natri có thể giúp giảm đau.
- Mặc đồ lót bằng vải cotton và quần áo rộng rãi: Bông không giữ ẩm khi bạn đổ mồ hôi, điều này có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn. Và quần áo rộng rãi sẽ không gây áp lực lên bụng của bạn.
- Quả nam việt quất có chứa một thành phần hoạt tính ngăn vi khuẩn bám vào thành bàng quang, nhưng nước ép nam việt quất hoặc viên nang có thể không chứa đủ thành phần hoạt tính để ngăn ngừa các triệu chứng.
- Hạn chế quan hệ tình dục làm giảm cơ hội vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo.

Hầu hết phụ nữ có thể có ít nhất một lần bị viêm bàng quang trong đời, và nhiều người sẽ bị hơn một lần.
Khi nam giới bị viêm bàng quang, nó có thể nghiêm trọng hơn so với nữ giới. Bởi vì bệnh xuất hiện ở nam giới có nhiều khả năng là do một bệnh lý tiềm ẩn khác. Chẳng hạn như nhiễm trùng tuyến tiền liệt, ung thư, tắc nghẽn hoặc phì đại tuyến tiền liệt.
Hầu hết viêm bàng quang ở nam giới, nếu điều trị sớm sẽ giải quyết được vấn đề hiệu quả. Nhưng nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc tổn thương thận, tuyến tiền liệt.
7. Kết:
Viêm bàng quang là một bệnh thường gặp, nó không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh. Bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ, tuy nhiên nếu nam giới bị bệnh thì có thể do nguyên nhân phức tạp hơn nên rất cần lưu ý. Bệnh cũng cần lưu ý trong trường hợp bệnh nhân là trẻ em hoặc phụ nữ mang thai. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm bàng quang, các nguyên nhân có thể gây ra. Để từ đó biết cách phòng chống và giảm khó chịu hiệu quả. Nếu thấy có bất kỳ vấn đề bất thường nào, hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
Xem thêm: