Vườn Quốc Gia Tràm Chim Điểm Du Lịch Sinh Thái Hấp Dẫn

0
2356

Với diện tích 7.600 ha, Vườn Quốc gia Tràm Chim được thành lập vào năm 1999 và tọa lạc tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Nó được thiết kế để bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình phát triển chủ yếu ở Hà Tiên; vùng Đồng Tháp Mười và vùng U Minh.

1. Địa hình sinh thái của Vườn Quốc gia Tràm Chim 

Vườn quốc gia Tràm Chim nằm cách sông Mê Kông 19 km về phía đông, ở độ cao khoảng 1m. Địa hình của Vườn quốc gia khá bằng phẳng, hơi dốc về phía Đông. Trong quá khứ, một số sông suối tự nhiên chảy từ tây sang đông. Phân phối nước từ sông Mekong đến đồng bằng lau sậy. Giờ đây, những dòng sông này đã được thay thế bằng hệ thống kênh rạch chảy qua vườn quốc gia.

Vườn Quốc gia Tràm Chim
Địa hình sinh thái của Vườn Quốc gia Tràm Chim

Trước khi được kênh đào hóa, vùng đồng bằng lau sậy bị ngập nước đọng theo mùa trong thời gian liên tục lên đến bảy tháng mỗi năm. Kể từ khi kênh đào được xây dựng, nước lũ rút nhanh hơn và vườn quốc gia bị ngập trong vòng chưa đầy sáu tháng mỗi năm. Mực nước trên các kênh bắt đầu dâng vào tháng 6, vào đầu mùa mưa. Từ tháng 9 đến tháng 12, vườn quốc gia bị ngập sâu từ 2 đến 4 m, với đỉnh điểm vào tháng 10.

Kể từ giữa những năm 1980, 53 km đê bao có cống đã được xây dựng xung quanh vườn quốc gia, với mục đích ngăn nước lũ lâu hơn cũng như giảm mực nước ngầm trong mùa khô. Vườn quốc gia bị chia cắt bởi các kênh rạch thành 5 khu quản lý; mực nước của từng loại có thể được quản lý riêng biệt.

2. Thảm thực vật trong Vườn quốc gia Tràm Chim

Thực vật ở Vườn quốc gia Tràm chim bao gồm hỗn hợp đồng cỏ ngập nước, rừng tràm và đầm lầy. Rừng tràm phân bố khắp vườn quốc gia, xung quanh những vùng đồng cỏ và đầm lầy. Nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi, tại đây có rất nhiều thực vật sinh sôi và phát triển.

Với diện tích gần 900 héc ta, cây lúa trời hiện đang được chăm sóc và bảo tồn tốt tại Tràm Chim. Đây là thức ăn của rất nhiều loài động vật, đặc biệt là chim. Loài thực vật khác cũng nổi tiếng tại đây là cây năng kim, thức ăn chủ yếu của loài Sếu đầu đỏ. Sự phát triển của cây năng kim có ý nghĩa quan trọng với Vườn quốc gia. 

Vườn Quốc gia Tràm Chim
Thảm thực vật phong phú

Nhắc đến thực vật không thể không nhắc đến sen, đây là loài thực vật có rất nhiều tại Đồng Tháp. Và tại Tràm chim cũng đang có lượng lớn cá thể sen đang được chăm sóc và gìn giữ. Sen được biết đến là loài hoa có giá trị văn hóa và giá trị kinh tế. Các bộ phận của cây sen đều có thể được sử dụng triệt để. Hạt sen có thể ăn được hoặc nấu chè, Tim sen dùng làm trà, lá sen dùng gói bánh. Củ sen cũng được tận dụng làm món ăn. 

Để tham quan hệ sinh thái thực vật tại đây, bạn có thể ngồi xuồng ba lá để di chuyển trên các đầm. Đây cũng là cách để trực tiếp xem và thưởng thức các loài thực vật tuyệt đẹp tại đây.

3. Các hoạt động thú vị tại Vườn quốc gia Tràm Chim

Mỗi năm vào mùa nước nổi, tại nơi hoang dã rừng rậm của Tràm Chim, du khách sẽ có cơ hội tham gia trải nghiệm các hoạt động thú vị. Được đưa đi tham quan cảnh sinh thái bằng xuồng bởi những những cô thôn nữ mặc áo bà bà. Được thấy các loài chim hiếm và các loài thực vật phong phú.

Vườn Quốc gia Tràm Chim
Các hoạt động thú vị tại Vườn quốc gia

Với hoạt động “ Trải nghiệm làm ngư dân”, du khách được hướng dẫn bơi xuồng giữa các con rạch. Đồng thời hướng dẫn sử dụng các ngư cụ đánh bắt các loại cá tự nhiên. Các du khách sẽ cảm thấy hào hứng khi tự tay bắt những chiến lợi phẩm cho riêng mình. Sau đó, bạn có thể chế biến các món ngon từ những chiến lợi phẩm trên. Chẳng hạn như món cá lóc nướng trui, cá rô chiên, canh chua cá lóc,…

Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Tràm Chim còn đưa ra hoạt động “Tham quan vườn chim”. Tại các vườn chim, khách du lịch có thể tận mắt chiêm ngưỡng các loài chim như cò ốc, cồng cộc, diều hâu, đại bàng,… đang sinh sống tại đây. Hướng dẫn viên sẽ thuyết minh và giới thiệu về đặc tính các loài chim, thói quen sinh sản. Đặc biệt là nếu may mắn đến đây vào mùa sinh sản, bạn sẽ được thấy chim mẹ ấp trứng và chăm sóc con. 

4. Ngắm dòng sông hoa nhĩ cán 

Hoa nhĩ cán là loài hoa dại, mọc nhiều ở vùng ẩm ướt, có nhiều trong Vườn quốc gia Tràm Chim. Hoa có màu tím nổi bật có thể thấy từ xa, thân bụi, không lá. Hoa nở vào thời điểm sau mùa chim sinh sản. Thân hoa dài và mảnh, nụ hoa thường cách mặt nước từ 30 đến 40 cm. 

Ngắm dòng sông hoa nhĩ cán

Vào mùa hoa nở, cả một dòng sông được nhuộm tím hơn cây số, hòa với ánh nắng lại càng thêm rực rỡ. Đây sẽ là dịp để du khách đến ngắm cảnh và chụp những bức ảnh lưu niệm trong chuyến tham quan Vườn quốc gia Tràm Chim

5. Mùa hoa Hoàng đầu ấn rực rỡ trong Vườn quốc gia Tràm Chim

Loài hoa này mọc nhiều tại Tràm Chim vào giữa tháng 2 đến cuối tháng 3. Đây là thời điểm vào mùa khô, khí hậu thích hợp cây ra hoa. Với diện tích hoa rộng hơn 6 héc ta, mùa hoa nở cũng là lúc cả khu đất rộng lớn của vườn quốc gia được bao phủ bởi sắc vàng óng ả. 

Vườn Quốc gia Tràm Chim
Mùa hoa Hoàng đầu ấn rực rỡ

Đặc biệt là hoa nở vào một thời điểm nhất định trong ngày. Vì vậy, để ngắm hoa thì du khách phải đến vào khoảng 10 giờ đến 1 giờ trưa. Đây là thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày, thích hợp cho cây nở hoa. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ngắm hoa vào thời điểm như thế thì cần chuẩn bị kem chống nắng, áo khoác và nón để tránh say nắng. Nên mang ủng hoặc chân không bởi bạn sẽ phải lội sình để đến được đồng hoa. 

6. Ngắm sếu đầu đỏ 

Sếu đầu đỏ là loài chim quý hiếm thuộc họ Sếu. Chúng được liệt vào danh sách đỏ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Thế giới. Toàn thân chúng có bộ lông màu xám đặc trưng, có sọc vằn trên cánh. Điểm khác biệt của chúng với loài Sếu khác đó là cổ chúng có màu đỏ rất nổi bật. 

Tại vườn quốc gia mỗi năm, Sếu đều bay từ Campuchia, Lào về tụ tập tại Tràm Chim rất đông. Phải đến vài trăm cá thể Sếu đầu đỏ. Do đó, Sếu đầu đỏ được coi là niềm tự hào của Vườn quốc gia Tràm Chim

Vườn Quốc gia Tràm Chim
Ngắm sếu đầu đỏ

Hằng năm, vào các tháng 2 đến tháng 5. Lượt du khách đổ về đây khá đông để có thể ngắm loài Sếu này. Khi đến đây, bạn nên chuẩn bị ống nhòm để có thể ngắm nhìn rõ loài Sếu đầu đỏ từ xa. Nếu đi cùng hướng dẫn viên thì bạn sẽ được nghe thuyết minh về loài chim. Cũng như đặc tính cả chúng trong tự nhiên.    

Ban quản lý thường xuyên thực hiện các hoạt động để bảo tồn các loài chim như khảo sát số lượng, bảo vệ môi trường sống và cung cấp thức ăn trong mùa sinh sản. Và cũng đẩy mạnh cung cấp thức ăn cho Sếu đầu đỏ trong mùa sinh sản.

Nhưng số lượng chim ở khu vực này giảm hàng năm do mật độ rừng tràm và nguồn thức ăn giảm và thời tiết xấu. Do đó, các cơ quan đang cố gắng nổ lực để bảo vệ loài Sếu quý hiếm.

7. Ăn gì khi du lịch Vườn quốc gia Tràm Chim 

7.1 Cá lóc nướng trui gói lá sen 

Cá lóc nướng trui quen thuộc với người dân Việt Nam nhưng nếu đến Đồng Tháp thưởng thức món ăn này sẽ rất khác biệt. Đặc trưng của tỉnh là những hồ sen thơm phức. Nên người ta đã chế biến món cá lóc nướng trui này cầu kỳ hơn khi gói với lá sen tươi. Vị ngon của cá lóc sẽ tăng lên rất nhiều khi quyện với mùi thơm của lá sen nữa. 

Vườn Quốc gia Tràm Chim
Cá lóc nướng trui gói lá sen

Món cá lóc nướng cuốn lá sen này dùng với nước mắm me chua. Cá lóc tươi đánh bắt ở ao nặng, ngọt thịt, ít xương. Sau đó được nướng bằng củi nên hương vị còn nguyên vẹn hơn cả than. Nước chấm me pha chút tỏi, ớt cô đặc khi cho cá vào miệng sẽ có vị ngọt của cá hòa với vị chua của me.

7.2 Cơm hấp lá sen 

Việc chuẩn bị để làm món cơm công phu này mất khá nhiều thời gian. Người ta thường mua loại gạo nhỏ, hạt dài với một ít muối và bột ngọt về rang trước khi nấu. Món ăn này bao gồm các nguyên liệu như tôm, cà rốt, xá xíu, hạt sen. Kết hợp hoàn chỉnh tạo nên hương vị ấm áp khi dùng. Cơm lam gói trong lá sen thơm hấp dẫn khiến thực khách cảm nhận được hương vị quê hương qua từng chiếc cơm nóng hổi.

Vườn Quốc gia Tràm Chim
Cơm hấp lá sen

7.3 Món chuột đồng độc đáo

Đã đến Đồng Tháp thì nhất định bạn phải thử món mắm chiên này nhé. Mùa chuột đồng rơi vào khoảng tháng 10 đến tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân canh từ đêm để bắt những con chuột đồng to, chắc, sạch nhất.

Vườn Quốc gia Tràm Chim
Chuột đồng nướng muối ớt

Chuột được làm sạch, bỏ da và đầu. Sau đó được chế biến thành món nướng hoặc xào lăn. Thịt chuột đồng thơm ngon và dai, khiến cho ai đã thưởng thức đều ghiền món này. 

7.4 Bánh phồng tôm

Bánh phồng tôm là bánh đặc sản của người Đồng Tháp. Bánh được làm từ bột và tôm xay nhuyễn, trộn với ít tiêu cho cay nồng. Để ăn, người ta thường chiên bánh trong chảo ngập dầu, cho bánh nở ra và chín đều.

Vườn Quốc gia Tràm Chim
Bánh phồng tôm

Bánh phồng tôm chín có màu trắng hơi ngả vàng, mùi thơm của tôm và vị cay của tiêu đen khiến người thưởng thức muốn ăn mãi mà không ngán. Bánh phồng tôm thường được ăn không như món ăn vặt hoặc ăn kèm gỏi. 

7.5 Hủ tiếu Sa Đéc

Hủ tiếu được coi là món ăn nổi tiếng của Đồng Tháp, đặc biệt là tại thành phố Sa Đéc, nơi sản xuất ra hủ tiếu. Trên hành trình khám phá Vườn quốc gia Tràm Chim, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp các hàng quán bán hủ tiếu ven đường.

Vườn Quốc gia Tràm Chim
Hủ tiếu Sa Đéc

Hủ tiếu Sa Đéc cọng nhỏ và dai, nước lèo được nấu từ xương ống nên thơm và ngọt tự nhiên. Ăn kèm với hủ tiếu và thịt heo, lòng heo, giá, hẹ và nước tương. Với những ai đến Đồng Tháp du lịch thì nhất định đừng bỏ qua món ngon này nhé!

Vườn quốc gia Tràm Chim được xem là địa điểm tham quan rừng sinh thái nổi tiếng của Đồng Tháp. Đây không chỉ đẹp về thiên nhiên mà còn có những món ngon mang đậm chất Nam Bộ. Nếu bạn muốn đến Miền Tây để tham thú và du lịch tì đừng bỏ qua vùng đất xinh đẹp này nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây